Thời gian qua, với nhiều cách làm, mô hình sáng tạo, Hội LHPN huyện Lạc Sơn đã triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” bài bản, thiết thực, hiệu quả. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức, trang bị những kiến thức cần thiết cho phụ nữ và trẻ em (PN&TE) gái trong đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, thúc đẩy nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết căn bản bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực đối với PN&TE gái.
Hội nghị đối thoại chính sách được tổ chức tại xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn).
Đồng chí Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Sơn thông tin: Hội nghị đối thoại chính sách là nội dung quan trọng của dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò, sự tham gia thực chất của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Trong tháng 7/2024, Hội LHPN huyện đã tổ chức 21 hội nghị đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản, thu hút hơn 1.000 hội viên và người dân tham gia. Đây là điểm nhấn quan trọng trong thực hiện dự án.
Huyện Lạc Sơn có 18 xã trong vùng triển khai thực hiện dự án 8. Trong quá trình thực hiện, Hội LHPN huyện đặc biệt quan tâm tổ chức hội nghị đối thoại chính sách giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với hội viên phụ nữ (HVPN) để làm rõ thực trạng, những vấn đề đang được phụ nữ, nhất là phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm và việc thực hiện bình đẳng giới ở địa phương thời gian qua. Từ đó, kịp thời đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tiếp tục phát huy vai trò, vị trí, tiềm năng của phụ nữ trong thời gian tới. Các hội nghị đối thoại đều có sự tham gia đầy đủ của Thường trực Đảng ủy, lãnh đạo UBND và cán bộ, công chức cấp xã liên quan.
Qua 21 cuộc đối thoại đã có 128 ý kiến của cán bộ, HVPN bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng như: Tạo việc làm cho phụ nữ; tạo điều kiện cho phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế; quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP tại địa phương; bình đẳng giới, bạo lực gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; giáo dục con em; vệ sinh môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; tạo điều kiện cho phụ nữ học tập nâng cao trình độ…
Chị Bùi Thị Thạo, xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) chia sẻ: Được tham gia hội nghị đối thoại tại địa phương là dịp để HVPN được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương. Các vấn để quan tâm của HVPN được trả lời trực tiếp, nghiêm túc, trách nhiệm. Chị em cũng hiểu hơn về những vấn đề đang quan tâm, thắc mắc khi các câu hỏi được trả lời thoả đáng, nhất là về những vấn đề còn tồn tại ở địa phương. Chúng tôi rất phấn khởi, tin tưởng, đồng thuận để thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Đồng chí Chủ tịch Hội LHPn huyện Lạc Sơn cho biết: Việc tổ chức hội nghị đối thoại chính sách đã tạo tiền đề để phụ nữ phát huy được vai trò trong cộng đồng, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với PN&TE. Qua đối thoại cũng kịp thời thông tin, tuyên truyền, giải thích để HVPN và người dân hiểu rõ, nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và định hướng phát triển KT-XH của địa phương.
H.D
Những năm qua, nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Mai Châu đã vượt lên khó khăn, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu của huyện Lương Sơn xuất hiện nhiều mô hình vườn mẫu, vườn đẹp. Trong đó, tiêu biểu là mô hình vườn mẫu của gia đình nông dân Nguyễn Văn Điền, dân tộc Mường ở xóm Suối Sếu A, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).
Huyện Đà Bắc có 5 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 90%, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 14%. Những năm qua, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao được chú trọng, là tiền đề để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện vùng cao này.
Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư, hỗ trợ vùng dân tộc, miền núi nhằm giúp đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Nhờ vậy, KT - XH vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển khá toàn diện.
Tiếp tục nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, góp phần cải thiện sinh kế, giúp các hộ dân tộc thiểu số nghèo vươn lên, 5 năm qua (2019-2024), huyện Cao Phong đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo. Trong đó, dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và dự án Hỗ trợ phát triên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình tập trung triển khai thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, mở ra hướng đi mới, vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.