Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi ở thị trấn Bo (Kim Bôi) chuyển biến tích cực, những tấm gương điển hình ngày một tăng với nhiều mô hình hiệu quả. Tiêu biểu là ông Bùi Văn Xiến ở khu Bãi, thị trấn Bo với mô hình kinh doanh dịch vụ kết hợp chăn nuôi.


Chỉ tính riêng mô hình chăn nuôi đà điểu, ông Bùi Văn Xiến, thị trấn Bo (Kim Bôi) thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.

Sinh ra và lớn lên ở vùng Mường Động, cuộc sống của gia đình ông Xiến nhiều năm trước gặp không ít khó khăn. Bằng nỗ lực, cố gắng của bản thân, ông Xiến luôn tự động viên mình phải chịu khó học hỏi, tiếp thu những kiến thức sản xuất, kỹ thuật mới thì mới có cơ hội vươn lên, phát triển. Nhận thấy đồng đất quê nhà có lợi thế phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp hiện đại, nhu cầu mua bán thức ăn chăn nuôi tăng, với số vốn vay đầu tiên, ông mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh dịch vụ vận chuyển và dịch vụ nông nghiệp. Bên cạnh đó, sẵn có vật tư đầu vào tại cửa hàng, ông Xiến tranh thủ quy hoạch diện tích đất sản xuất và xây dựng thêm khu chăn nuôi lợn thịt, lợn nái. Đàn lợn sinh trưởng tốt, duy trì ổn định và chất lượng luôn được kiểm soát. Từ 25 con lợn nái ban đầu, mô hình chăn nuôi của ông Xiến đã phát triển thành trang trại với quy mô nuôi 30 con lợn nái, 350 con lợn thịt. 

Ông Xiến chia sẻ: Trong hành trình khởi nghiệp, không ai tự mình đạt được thành công nếu không có sự học hỏi và được dẫn dắt, chọn được con đường đúng đắn, phù hợp với chính mình. Thời gian đầu khi chưa biết bắt đầu gây dựng từ đâu, Hội Nông dân (HND) thị trấn Bo đã tích cực đồng hành, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của những hội viên như tôi. Qua "cầu nối” ấy, tôi được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao KH-KT trong sản xuất nông nghiệp, được đi học tập kinh nghiệm những mô hình kinh tế hiệu quả trong và ngoài tỉnh. Từ đó, tôi tìm được hướng đi phù hợp với mình, với điều kiện của gia đình để từng bước vươn lên làm giàu. Từ năm 2021, trang trại của gia đình được HND huyện đánh giá là mô hình kinh tế hiệu quả, ổn định trên địa bàn, được giới thiệu cho nhiều hội viên khác học hỏi.  

Luôn suy nghĩ rằng "không nên bỏ hết trứng vào một giỏ”, ông Xiến không dừng lại ở trang trại chăn nuôi và cửa hàng kinh doanh. Ông đã quyết định nuôi thêm 19 con đà điểu đầu tiên sau khi đi thực tế, nghiên cứu kỹ thuật nuôi đà điểu ở Ba Vì (Hà Nội) và một số vùng lân cận. Bởi ông nhận thấy rằng, đây là loài có tiềm năng lớn, phù hợp với điều kiện đất đai của gia đình. Hơn nữa, nguồn giống trước khi mua đã được chọn kỹ, được tiêm phòng đầy đủ nên hầu như không bị bệnh, dịch. Thức ăn của đà điểu cũng không quá cầu kỳ, chỉ cần rau và cám; mỗi năm gia đình có thể xuất chuồng khoảng 90kg thịt/con. Sau hơn 3 năm, hiện gia đình ông nuôi 100 con đà điểu thương phẩm, khoảng 40 - 45kg/con. Thu nhập từ mô hình chăn nuôi đà điểu góp phần tăng thu nhập cho gia đình ông Xiến. Từ trang trại chăn nuôi và cửa hàng kinh doanh dịch vụ, gia đình ông Xiến thu nhập khoảng 550 - 600 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với mức 5 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ làm kinh kế giỏi, ông Xiến còn gương mẫu trong các hoạt động của HND, tích cực tham gia các phong trào thi đua do khu, thị trấn phát động, đặc biệt là ủng hộ quỹ vì người nghèo. Ông cũng luôn sẵn sàng hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm cho các hội viên nông dân địa phương. 

Ông Quách Chí Vũ, Phó Chủ tịch HND thị trấn Bo cho biết: Với những nỗ lực trong phát triển kinh tế gia đình và những đóng góp cho cộng đồng, địa phương, nhiều năm liền gia đình ông Xiến được công nhận là hộ nông dân SXKD giỏi cấp xã, cấp huyện. Ghi nhận những thành tích trên, ông Xiến được đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho hộ SXKD giỏi giai đoạn 2022 - 2024.


T.H

Các tin khác


Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Mường

Hòa Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 64%. Trang phục được xem là một yếu tố nhận diện, phân biệt của mỗi dân tộc. Trong quá trình phát triển và giao lưu văn hóa, trang phục truyền thống của dân tộc Mường cũng có sự cải biến song vẫn thể hiện đặc trưng của dân tộc.

Huyện Cao Phong: Giao lưu truyền thông về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cao Phong vừa tổ chức giao lưu truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại xã Dũng Phong. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Huyện Kim Bôi đầu tư xây dựng, nâng cấp, sữa chữa 186 công trình vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống, từ năm 2019-2024, huyện Kim Bôi đã tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp phát huy hiệu quả các nguồn vốn nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng.

Huyện Tân Lạc: Trao sinh kế phù hợp, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Tân Lạc có nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả các chính sách đối với đồng bào DTTS, giúp bà con có thêm điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Trong đó, việc tạo mô hình, trao sinh kế giúp các hộ phát triển chăn nuôi, sản xuất được các cấp, ngành quan tâm triển khai và đạt hiệu quả thiết thực.

Xóm Vó Trên bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Mặc dù được đầu tư từ năm 2010 nhưng công trình nhà văn hoá xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) vẫn tương đối khang trang, rộng rãi, đặc biệt là giữ nguyên được nét kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc Mường nhằm tạo không gian sinh hoạt văn hoá truyền thống. Nơi đây thường tổ chức các cuộc họp của xóm, các hội, đoàn thể, cũng là điểm để người dân tham gia hoạt động ngày hội ở khu dân cư (KDC), các chương trình giao lưu, văn nghệ cộng đồng.

Cách làm hiệu quả đối với phụ nữ và trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, với nhiều cách làm, mô hình sáng tạo, Hội LHPN huyện Lạc Sơn đã triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” bài bản, thiết thực, hiệu quả. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức, trang bị những kiến thức cần thiết cho phụ nữ và trẻ em (PN&TE) gái trong đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, thúc đẩy nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết căn bản bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực đối với PN&TE gái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục