Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cao Phong vừa tổ chức giao lưu truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại xã Dũng Phong. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Tiểu phẩm truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại xã Dũng Phong (Cao Phong).
Buổi truyền thông diễn ra với các hoạt động sôi nổi, thiết thực, lan tỏa trong cộng đồng như: Truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình; các hình thức, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng phát hiện, hỗ trợ người bị bạo lực; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc; trách nhiệm của tổ chức hội trong đồng hành phòng, chống bạo lực gia đình…
Việc tuyên truyền còn được triển khai phong phú, đa dạng hình thức thể hiện: Biểu diễn các tiểu phẩm, tiết mục văn nghệ bằng hình thức sân khấu hóa; hái hoa dân chủ, trả lời về phòng, chống bạo lực gia đình… Chương trình thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân.
Thời gian qua, huyện Cao Phong thực hiện dự án 8 đạt nhiều kết quả, mang lại ý nghĩa tích cực: Nâng cao nhận thức cho phụ nữ và cộng đồng về bình đẳng giới để phụ nữ và trẻ em gái được tiếp cận với những kiến thức pháp luật, chính sách, các kỹ năng cần thiết trong phòng, chống bạo lực giới. Đồng thời, giúp cán bộ, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp hội cập nhật kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, qua đó thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động tham gia hành động của các cá nhân, gia đình, cộng đồng, tổ chức trong việc phòng, chống bạo lực và xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.
H.D
Năm nay 70 tuổi, ông Bùi Văn Kịnh, xóm Tân Phong, xã Phong Phú (Tân Lạc) được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tín nhiệm bầu là người có uy tín (NCUT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, ông luôn gương mẫu thực hiện chính sách pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương, đề xuất với cấp ủy, chính quyền triển khai các cuộc vận động "Tuổi cao, gương sáng”, "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” gắn với các phong trào thi đua của xã, xóm, góp phần nhân rộng tinh thần đoàn kết, gắn bó trong gia đình, cộng đồng, xây dựng gia đình, xóm văn hóa, an toàn về an ninh trật tự (ANTT).
Nhiều năm làm việc trong ngành ngân hàng, gắn bó với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, thấu hiểu khó khăn của người dân, anh Đặng Hoàng Hoán, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cao Phong luôn tận tâm, trách nhiệm với nghề, góp phần đưa nguồn vốn chính sách đến với người dân, giúp dân thoát nghèo.
Với vai trò là Bí thư Đoàn Thanh niên xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình), đồng chí Nguyễn Tất Tài không chỉ nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mà còn tích cực học hỏi, phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ốc nhồi. Sau gần 2 năm, mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế và được nhân rộng ra một số hộ trong xã.
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều hội viên nông dân huyện Kim Bôi, nhất là hội viên người dân tộc thiểu số (DTTS) đã và đang khai thác tiềm năng, thế mạnh ở địa phương để vươn lên làm giàu.
Những năm qua, nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Mai Châu đã vượt lên khó khăn, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu của huyện Lương Sơn xuất hiện nhiều mô hình vườn mẫu, vườn đẹp. Trong đó, tiêu biểu là mô hình vườn mẫu của gia đình nông dân Nguyễn Văn Điền, dân tộc Mường ở xóm Suối Sếu A, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn).