Thạch Yên là xã vùng cao của huyện Cao Phong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, địa bàn rộng, dân cư phân bố không đều, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, thu nhập bình quân đầu người thấp. Những năm qua, xã đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư cùng sự đồng lòng góp sức của cán bộ, Nhân dân. Tuy nhiên, việc xây dựng, duy trì các tiêu chí nông thôn mới (NTM) trên địa bàn xã gặp không ít khó khăn. Đến nay, xã mới đạt 14/19 tiêu chí NTM và đang phấn đấu đạt 5 tiêu chí còn lại.


Gia đình chị Bùi Thị Tỏi, xóm Mới, xã Thạch Yên (Cao Phong)  trồng 3.000m2 mía trắng phát triển kinh tế.

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Bùi Thị Tỏi ở xóm Mới, xã Thạch Yên, chị chia sẻ: Gia đình tôi thuần nông, trồng 3.000m2 mía trắng, 1.000m2 cấy lúa, nuôi 5 con trâu và 4 con lợn nhưng thu nhập chưa ổn định, chỉ khoảng 30-35 triệu đồng/năm.

Nhiều gia đình khác trong xã cũng hoàn cảnh giống gia đình chị Tỏi. Không có nghề phụ, thu nhập chỉ trông vào nông nghiệp nên đời sống còn nhiều khó khăn. Sau sáp nhập, Thạch Yên có địa bàn rộng, xã thực hiện xây dựng NTM trong điều kiện xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đời sống người dân còn nhiều khó khăn. Xã hiện có 12 xóm, 1.151 hộ, 5.156 nhân khẩu. Đến nay, xã còn 5 tiêu chí NTM cần hoàn thành là: trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều.

Cụ thể, đối với tiêu chí trường học đã có ¾ trường trên địa bàn xã đạt chuẩn quốc gia mức độ I, trong đó Trường TH&THCS Yên Thượng đang xây dựng, dự kiến đưa vào sử dụng trong tháng 10/2024. Đối với tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 5 xóm đã có nhà văn hóa đạt chuẩn, 7 xóm còn lại và 1 nhà văn hóa xã đang được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp. Xã tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực đóng góp ngày công, hiến đất để xây dựng cơ sở vật chất văn hóa. Về tiêu chí về nhà ở dân cư, 75% số hộ trong xã có nhà ở kiên cố nhưng vẫn còn trên 5% hộ ở nhà tạm. Tiêu chí nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo là khó nhất đối với xã. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người toàn xã mới đạt 30 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên 15%. Muốn hoàn thành theo kế hoạch 2 tiêu chí này thì thu nhập năm 2024 phải đạt 45 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều dưới 13%.

Để phấn đấu đạt những tiêu chí NTM trên, xã Thạch Yên chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất để nâng cao thu nhập. Tập trung trồng các loại cây nông nghiệp với trên 117 ha lúa, 70 ha mía và 50 ha cây ăn quả. Đặc biệt, trên địa bàn xã có hợp tác xã xây dựng 2 sản phẩm rượu nếp râu, rượu mía Thạch Yên được chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2023. Xã đang được hỗ trợ 4 tỉ đồng để phát triển mô hình nuôi trâu, bò sinh sản và hỗ trợ 500 triệu đồng cho người dân phát triển kinh tế rừng. Bên cạnh đó, xã thực hiện lồng ghép các chương trình, đề án, dự án để góp phần thực hiện các nội dung thành phần và các tiêu chí NTM.

Đồng chí Bùi Văn Tương, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Yên cho biết: Theo kế hoạch huyện Cao Phong đề ra là xã phấn đấu về đích NTM trong năm 2024. Do đó, xã cần huy động mọi nguồn lực thông qua các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và sự chung tay, góp sức của Nhân dân căn cứ theo thực tế địa phương. Đồng thời, huy động tối đa các nguồn lực để hỗ trợ người dân giảm nghèo; đề xuất các cấp, ngành quan tâm đầu tư hoàn thành các tiêu chí khó trong xây dựng NTM.


Mạnh Cường

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đầu tư xây dựng, nâng cấp, sữa chữa 186 công trình vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống, từ năm 2019-2024, huyện Kim Bôi đã tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp phát huy hiệu quả các nguồn vốn nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng.

Huyện Tân Lạc: Trao sinh kế phù hợp, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Tân Lạc có nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả các chính sách đối với đồng bào DTTS, giúp bà con có thêm điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Trong đó, việc tạo mô hình, trao sinh kế giúp các hộ phát triển chăn nuôi, sản xuất được các cấp, ngành quan tâm triển khai và đạt hiệu quả thiết thực.

Xóm Vó Trên bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Mặc dù được đầu tư từ năm 2010 nhưng công trình nhà văn hoá xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) vẫn tương đối khang trang, rộng rãi, đặc biệt là giữ nguyên được nét kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc Mường nhằm tạo không gian sinh hoạt văn hoá truyền thống. Nơi đây thường tổ chức các cuộc họp của xóm, các hội, đoàn thể, cũng là điểm để người dân tham gia hoạt động ngày hội ở khu dân cư (KDC), các chương trình giao lưu, văn nghệ cộng đồng.

Cách làm hiệu quả đối với phụ nữ và trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, với nhiều cách làm, mô hình sáng tạo, Hội LHPN huyện Lạc Sơn đã triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” bài bản, thiết thực, hiệu quả. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức, trang bị những kiến thức cần thiết cho phụ nữ và trẻ em (PN&TE) gái trong đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, thúc đẩy nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết căn bản bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực đối với PN&TE gái.

Ông Bùi Văn Kịnh - người có uy tín góp phần đảm bảo an ninh trật tự

Năm nay 70 tuổi, ông Bùi Văn Kịnh, xóm Tân Phong, xã Phong Phú (Tân Lạc) được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tín nhiệm bầu là người có uy tín (NCUT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, ông luôn gương mẫu thực hiện chính sách pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương, đề xuất với cấp ủy, chính quyền triển khai các cuộc vận động "Tuổi cao, gương sáng”, "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” gắn với các phong trào thi đua của xã, xóm, góp phần nhân rộng tinh thần đoàn kết, gắn bó trong gia đình, cộng đồng, xây dựng gia đình, xóm văn hóa, an toàn về an ninh trật tự (ANTT).

Cán bộ tín dụng gắn bó với đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm làm việc trong ngành ngân hàng, gắn bó với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, thấu hiểu khó khăn của người dân, anh Đặng Hoàng Hoán, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cao Phong luôn tận tâm, trách nhiệm với nghề, góp phần đưa nguồn vốn chính sách đến với người dân, giúp dân thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục