Thực hiện Dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống, từ năm 2019-2024, huyện Kim Bôi đã tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp phát huy hiệu quả các nguồn vốn nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng.


Từ các nguồn vốn hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một số công trình thủy lợi, kênh mương nội đồng tại xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của nông dân.

Theo đó, thực hiện tiểu Dự án 1 thuộc Dự án 4 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN, huyện đã giải ngân để thực hiện từ nguồn vốn ngân sách Trung ương giao 218.152 triệu đồng; vốn sự nghiệp 5.299 triệu đồng. Kết quả, từ năm 2019 đến nay, huyện đã giải ngân 107.636/125.952 triệu đồng, đạt 85,45% kế hoạch vốn đã giao.

Với nguồn vốn được giải ngân, UBND huyện đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa 186 công trình. Trong đó, xây dựng, nâng cấp 88 công trình giao thông, 14 công trình thủy lợi, 5 công trình giáo dục; xây mới, sửa chữa, nâng cấp 79 công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng và nguồn vốn sự nghiệp thực hiện duy tu bảo dưỡng trên 60 công trình.

Các công trình được đầu tư xây dựng, hỗ trợ tại vùng đồng bào DTTS&MN góp phần hoàn thành và đạt một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới của huyện. Trong 5 năm đã có 4 xã khu vực II, 1 xã khu vực III đạt chuẩn nông thôn mới, gồm các xã: Vĩnh Đồng, Sào Báy, Mỵ Hòa, Vĩnh Tiến, Đông Bắc.

Cộng đồng dân cư, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức KT-XH địa bàn nông thôn các xã vùng đồng bào DTTS&MN đã có những chuyển biến rõ nét. Chương trình góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống người dân.

T.H

Các tin khác


Cán bộ tín dụng gắn bó với đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm làm việc trong ngành ngân hàng, gắn bó với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, thấu hiểu khó khăn của người dân, anh Đặng Hoàng Hoán, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cao Phong luôn tận tâm, trách nhiệm với nghề, góp phần đưa nguồn vốn chính sách đến với người dân, giúp dân thoát nghèo.

Bí thư Đoàn Thanh niên người dân tộc Mường năng động phát triển kinh tế

Với vai trò là Bí thư Đoàn Thanh niên xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình), đồng chí Nguyễn Tất Tài không chỉ nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mà còn tích cực học hỏi, phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ốc nhồi. Sau gần 2 năm, mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế và được nhân rộng ra một số hộ trong xã.

Nông dân các dân tộc thiểu số huyện Kim Bôi thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều hội viên nông dân huyện Kim Bôi, nhất là hội viên người dân tộc thiểu số (DTTS) đã và đang khai thác tiềm năng, thế mạnh ở địa phương để vươn lên làm giàu.

Huyện Mai Châu: Đồng bào dân tộc thiểu số vượt lên đói, nghèo nhờ vốn ưu đãi

Những năm qua, nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Mai Châu đã vượt lên khó khăn, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Vườn mẫu tiêu biểu của nông dân người dân tộc Mường

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu của huyện Lương Sơn xuất hiện nhiều mô hình vườn mẫu, vườn đẹp. Trong đó, tiêu biểu là mô hình vườn mẫu của gia đình nông dân Nguyễn Văn Điền, dân tộc Mường ở xóm Suối Sếu A, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn). 

Huyện Đà Bắc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao

Huyện Đà Bắc có 5 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 90%, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 14%. Những năm qua, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao được chú trọng, là tiền đề để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện vùng cao này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục