Mặc dù được đầu tư từ năm 2010 nhưng công trình nhà văn hoá xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) vẫn tương đối khang trang, rộng rãi, đặc biệt là giữ nguyên được nét kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc Mường nhằm tạo không gian sinh hoạt văn hoá truyền thống. Nơi đây thường tổ chức các cuộc họp của xóm, các hội, đoàn thể, cũng là điểm để người dân tham gia hoạt động ngày hội ở khu dân cư (KDC), các chương trình giao lưu, văn nghệ cộng đồng.


Câu lạc bộ Bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Mường xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) tập luyện chuẩn bị cho chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng Quốc khánh 2/9.

Trong câu chuyện được chị Quách Thị Dung, hội viên chi hội phụ nữ, thành viên nòng cốt của Câu lạc bộ Bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Mường xóm Vó Trên chia sẻ: Ngoài những lúc lao động sản xuất, lo toan cuộc sống gia đình, các chị em trong câu lạc bộ thường hẹn nhau đến nhà văn hoá xóm cùng tập luyện bài chiêng, điệu múa, cùng trao đổi, góp ý sao cho mỗi tiết mục văn nghệ đều thấm đượm bản sắc văn hoá truyền thống quê hương. Các cuộc sinh hoạt của KDC cũng được tổ chức tại đây. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy ước, hương ước của KDC, mọi người cùng nhắc nhở nhau giữ gìn thật tốt vốn văn hoá từ thời cha ông để lại.

Ngày 19/8 và Quốc khánh 2/9 có ý nghĩa quan trọng đối với người dân vùng Mường Vó nói chung, xóm Vó Trên nói riêng. Vào dịp này, KDC nổi bật sắc cờ đỏ sao vàng. Các hoạt động văn nghệ, thể thao rộn ràng, sôi nổi. Trong điều kiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng cao, những nét đẹp văn hoá dân tộc Mương vẫn được chú trọng gìn giữ. Toàn xóm có trên 50% hộ dân ở nhà sàn. Những nếp nhà sàn có sự thay đổi về kết cấu làm bằng nguyên vật liệu bê tông vững chắc nhưng vẫn lưu giữ bản sắc. Các phong tục, tập quán khác vẫn tiếp tục ăn sâu trong đời sống của bà con, nhất là tiếng nói, nếp ăn, nếp ở. Vào ngày Tết hay các dịp lễ trọng, người dân vẫn mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Là một trong những địa bàn trung tâm vùng Mường Vó, xóm Vó Trên hiện có 199 hộ với 903 nhân khẩu, đồng bào dân tộc Mường chiếm 98%. Ông Bùi Văn Thơm, trưởng xóm Vó Trên cho biết: Những năm qua, phong trào xây dựng đời sống văn hoá, nông thôn mới luôn gắn với việc bảo tồn các giá trị di sản văn hoá, phát huy các nét văn hoá truyền thống đặc trưng của địa phương. Thông qua tuyên truyền, vận động, nhận thức, ý thức xây dựng môi trường văn hoá của người dân trở thành tự giác. Được sự tạo điều kiện, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị cấp trên, KDC đã thành lập được câu lạc bộ dân ca, dân vũ thu hút đông đảo thành viên đến từ các chi hội phụ nữ, nông dân, người cao tuổi; duy trì các môn thể thao dân tộc như đánh mảng, kéo co, đẩy gậy và phát triển mạnh phong trào thể thao bóng chuyền. Thông qua triển khai các hoạt động văn nghệ, thể thao do KDC tự tổ chức hoặc hội diễn, hội thi, liên hoan cấp xã, huyện, đời sống văn hoá, tinh thần của người dân được nâng cao, tạo sợi dây cố kết cộng đồng.

Cũng theo ông trưởng xóm Vó Trên, thay vì dựa vào kinh tế thuần nông, nhiều lao động trẻ của xóm đi làm việc tại các doanh nghiệp gần nhà để tạo thu nhập ổn định. Một bộ phận cư dân bám trục đường liên xã chuyển đổi ngành nghề dịch vụ và kinh doanh buôn bán. Nhờ vậy, đa số hộ dân trong xóm có mức sống trung bình khá, chỉ còn 3 hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, bình quân thu nhập đầu người của xóm đạt 53 triệu đồng. Xóm là một trong những KDC điển hình nhiều năm liền được tỉnh, huyện công nhận KCD văn hoá. 

Bùi Minh


Các tin khác


Nông dân các dân tộc thiểu số huyện Kim Bôi thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều hội viên nông dân huyện Kim Bôi, nhất là hội viên người dân tộc thiểu số (DTTS) đã và đang khai thác tiềm năng, thế mạnh ở địa phương để vươn lên làm giàu.

Huyện Mai Châu: Đồng bào dân tộc thiểu số vượt lên đói, nghèo nhờ vốn ưu đãi

Những năm qua, nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Mai Châu đã vượt lên khó khăn, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.

Vườn mẫu tiêu biểu của nông dân người dân tộc Mường

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu của huyện Lương Sơn xuất hiện nhiều mô hình vườn mẫu, vườn đẹp. Trong đó, tiêu biểu là mô hình vườn mẫu của gia đình nông dân Nguyễn Văn Điền, dân tộc Mường ở xóm Suối Sếu A, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn). 

Huyện Đà Bắc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao

Huyện Đà Bắc có 5 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 90%, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 14%. Những năm qua, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao được chú trọng, là tiền đề để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện vùng cao này.

Chăm lo đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư, hỗ trợ vùng dân tộc, miền núi nhằm giúp đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Nhờ vậy, KT - XH vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, phát triển khá toàn diện.

Huyện Cao Phong: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,48%/năm

Tiếp tục nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, góp phần cải thiện sinh kế, giúp các hộ dân tộc thiểu số nghèo vươn lên, 5 năm qua (2019-2024), huyện Cao Phong đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo. Trong đó, dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và dự án Hỗ trợ phát triên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục