Tủ sách pháp luật của xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) được đặt trang trọng ngay cạnh cửa chính nhà văn hóa xóm. Trong đó là hàng nghìn đầu sách về pháp luật được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.


Tủ sách pháp luật xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) với hàng nghìn đầu sách tạo thuận lợi cho người dân tra cứu.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Nức, Chủ tịch UBND xã Phong Phú cho biết: Hiện nay, 100% xóm trên địa bàn xã đều có tủ sách pháp luật, đầu sách phong phú, thiết thực, dễ hiểu. Đặc biệt là nhiều cuốn sách về kiến thức pháp luật ở dạng hỏi – đáp giúp người dân tiếp cận với kiến thức pháp luật một cách đơn giản, hiệu quả. Khi được nâng cao nhận thức, hiểu biết về kiến thức pháp luật, bà con sẽ hiểu biết hơn về nghĩa vụ công dân, trách nhiệm xã hội, biết tự bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp.

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (TT,PBGDPL) luôn có vai trò rất quan trọng đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, huyện Tân Lạc đẩy mạnh công tác này, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống. Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các luật: Luật Đất đai, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống ma túy, Luật Phòng chống mua bán người…

Thực tế công tác TT,PBGDPL giai đoạn 2019-2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc đã tập trung vào một số nội dung như: Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS nâng cao nhận thức về các chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến đời sống; về thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Huyện cũng chú trọng tuyên truyền các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; về bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, di sản văn hóa của các DTTS gắn với phát triển du lịch; vận động đồng bào bỏ các hủ tục lạc hậu…

Kết quả trong 5 năm qua, các ban, ngành và UBND các xã, thị trấn đã phối hợp tổ chức 1.893 cuộc tuyên truyền pháp luật cho 165.381 lượt người. Tại các buổi tuyên truyền đã cấp phát miễn phí trên 80.690 bộ tài liệu cho người tham gia.

Bên cạnh đó, huyện Tân Lạc cũng đã phối hợp Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý tại huyện tổ chức trợ giúp pháp lý cho người dân vùng DTTS với 34 cuộc, trên 2.200 lượt người tham gia. Qua đó, tiếp tục nâng cao ý thức tôn trọng, tuân thủ, chấp hành pháp luật của Nhân dân, hạn chế việc người dân vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết.

Cũng trong giai đoạn 2019 – 2024, toàn huyện đã tổ chức 10 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với trên 2.673 lượt cán bộ, công chức, viên chức và người dân tham gia. Việc TT,PBGDPL thông qua phương tiên thông tin đại chúng, loa truyền thanh cũng được quan tâm; toàn huyện đã phát sóng chương trình PBGDPL trên hệ thống loa phát thanh xã 1.558 lần; 418 tin, bài về pháp luật được đăng, phát trên phương tiện thông tin đại chúng.

Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Tân Lạc cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TT,PBGDPL đến đồng bào DTTS. Triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền theo từng nhóm đối tượng. Quan tâm phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên TT,PBGDPL. Đặc biệt là phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trách nhiệm, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ tuyên truyền viên. Động viên, khích lệ kịp thời các điển hình, tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác TT,PBGDPL đến đồng bào DTTS.



Dương Liễu

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Trao sinh kế phù hợp, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Tân Lạc có nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả các chính sách đối với đồng bào DTTS, giúp bà con có thêm điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Trong đó, việc tạo mô hình, trao sinh kế giúp các hộ phát triển chăn nuôi, sản xuất được các cấp, ngành quan tâm triển khai và đạt hiệu quả thiết thực.

Xóm Vó Trên bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Mặc dù được đầu tư từ năm 2010 nhưng công trình nhà văn hoá xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) vẫn tương đối khang trang, rộng rãi, đặc biệt là giữ nguyên được nét kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc Mường nhằm tạo không gian sinh hoạt văn hoá truyền thống. Nơi đây thường tổ chức các cuộc họp của xóm, các hội, đoàn thể, cũng là điểm để người dân tham gia hoạt động ngày hội ở khu dân cư (KDC), các chương trình giao lưu, văn nghệ cộng đồng.

Cách làm hiệu quả đối với phụ nữ và trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số

Thời gian qua, với nhiều cách làm, mô hình sáng tạo, Hội LHPN huyện Lạc Sơn đã triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” bài bản, thiết thực, hiệu quả. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức, trang bị những kiến thức cần thiết cho phụ nữ và trẻ em (PN&TE) gái trong đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, thúc đẩy nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết căn bản bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực đối với PN&TE gái.

Ông Bùi Văn Kịnh - người có uy tín góp phần đảm bảo an ninh trật tự

Năm nay 70 tuổi, ông Bùi Văn Kịnh, xóm Tân Phong, xã Phong Phú (Tân Lạc) được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tín nhiệm bầu là người có uy tín (NCUT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, ông luôn gương mẫu thực hiện chính sách pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động của địa phương, đề xuất với cấp ủy, chính quyền triển khai các cuộc vận động "Tuổi cao, gương sáng”, "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” gắn với các phong trào thi đua của xã, xóm, góp phần nhân rộng tinh thần đoàn kết, gắn bó trong gia đình, cộng đồng, xây dựng gia đình, xóm văn hóa, an toàn về an ninh trật tự (ANTT).

Cán bộ tín dụng gắn bó với đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm làm việc trong ngành ngân hàng, gắn bó với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, thấu hiểu khó khăn của người dân, anh Đặng Hoàng Hoán, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cao Phong luôn tận tâm, trách nhiệm với nghề, góp phần đưa nguồn vốn chính sách đến với người dân, giúp dân thoát nghèo.

Bí thư Đoàn Thanh niên người dân tộc Mường năng động phát triển kinh tế

Với vai trò là Bí thư Đoàn Thanh niên xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình), đồng chí Nguyễn Tất Tài không chỉ nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, mà còn tích cực học hỏi, phát triển kinh tế từ mô hình nuôi ốc nhồi. Sau gần 2 năm, mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế và được nhân rộng ra một số hộ trong xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục