Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, nhu cầu kinh phí theo Đề án sử dụng nguồn vốn Trung ương giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh là 85,08 tỷ đồng.


Cụ thể, nội dung 1 - hoạt động tuyên truyền vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ, trẻ em, kinh phí 42,976 tỷ đồng.

Nội dung 2 - xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em, kinh phí 24,66 tỷ đồng.

Nội dung 3 - đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện, hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị, kinh phí 13,748 tỷ đồng. 

Nội dung 4 - trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng, kinh phí 3,696 tỷ đồng.


Minh Vũ

Các tin khác


Huyện Yên Thuỷ chú trọng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Ngoài nghề nông, một số nghề phi nông nghiệp phù hợp với phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng nông thôn. Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu người học, các ngành, đơn vị chức năng huyện Yên Thuỷ đã triển khai công tác đào tạo nghề gắn với khả năng tự tạo việc làm cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Thành phố Hòa Bình: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thành phố Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính (12 phường, 7 xã), trong đó, 16 phường, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (3 phường không thuộc vùng DTTS và miền núi là Phương Lâm, Đồng Tiến, Tân Thịnh).

Nông dân tiêu biểu, năng động làm giàu ở vùng Mường Động

Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi ở thị trấn Bo (Kim Bôi) chuyển biến tích cực, những tấm gương điển hình ngày một tăng với nhiều mô hình hiệu quả. Tiêu biểu là ông Bùi Văn Xiến ở khu Bãi, thị trấn Bo với mô hình kinh doanh dịch vụ kết hợp chăn nuôi.

Xã Hữu Lợi: Đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết xây dựng nông thôn mới

Từng là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, xã Hữu Lợi có 6 xóm, 1.027 hộ, 4.110 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mường chiếm 96%. Phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó, xã từng bước vươn lên. Đáng kể nhất là vào năm 2021, Hữu Lợi là xã đặc biệt khó khăn đầu tiên của huyện về đích nông thôn mới (NTM).

Xã Thạch Yên - khó khăn trong thực hiện mục tiêu về đích nông thôn mới năm 2024

Thạch Yên là xã vùng cao của huyện Cao Phong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, địa bàn rộng, dân cư phân bố không đều, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, thu nhập bình quân đầu người thấp. Những năm qua, xã đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư cùng sự đồng lòng góp sức của cán bộ, Nhân dân. Tuy nhiên, việc xây dựng, duy trì các tiêu chí nông thôn mới (NTM) trên địa bàn xã gặp không ít khó khăn. Đến nay, xã mới đạt 14/19 tiêu chí NTM và đang phấn đấu đạt 5 tiêu chí còn lại.

Huyện Tân Lạc chú trọng phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tủ sách pháp luật của xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) được đặt trang trọng ngay cạnh cửa chính nhà văn hóa xóm. Trong đó là hàng nghìn đầu sách về pháp luật được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục