UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho các xã, cụm xã, khu đông dân cư. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Toàn tỉnh hiện có 360 công trình cấp nước sinh hoạt nông
thôn tập trung được xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau với tổng mức đầu tư
hơn 733,73 tỷ đồng. Cụ thể như:Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn, Chương trình 135, Chương trình WB, Dự án giảm nghèo, Dự án ổn định
dân cư và phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân lòng hồ Hòa Bình, Dự án
Childfund, Dự án ADB, Ngân hàng Chính sách xã hội...
Đến nay, tỷ lệ người dân nông thôn,
đồng bào vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt
95,9%,tăng 2,9% so với năm 2019; tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch đạt
96%.
Đ.H
Một ngày đầu Thu chúng tôi đến xóm Tre, xã Văn Nghĩa, huyện
Lạc Sơn. Nhà văn hóa xóm là điểm sản xuất hàng mây tre đan của Hợp tác xã (HTX)
Nông nghiệp thương mại dịch vụ Mường Pheo. Ngày nào cũng vậy, khoảng 20 chị em
tập trung đến đây đan hàng thủ công mỹ nghệ.
Ngoài nghề nông, một số nghề phi nông nghiệp phù hợp với phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng nông thôn. Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu người học, các ngành, đơn vị chức năng huyện Yên Thuỷ đã triển khai công tác đào tạo nghề gắn với khả năng tự tạo việc làm cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Thành phố Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính (12 phường, 7 xã), trong đó, 16 phường, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (3 phường không thuộc vùng DTTS và miền núi là Phương Lâm, Đồng Tiến, Tân Thịnh).
Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi ở thị trấn Bo (Kim Bôi) chuyển biến tích cực, những tấm gương điển hình ngày một tăng với nhiều mô hình hiệu quả. Tiêu biểu là ông Bùi Văn Xiến ở khu Bãi, thị trấn Bo với mô hình kinh doanh dịch vụ kết hợp chăn nuôi.
Từng là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, xã Hữu Lợi có 6 xóm, 1.027 hộ, 4.110 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mường chiếm 96%. Phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó, xã từng bước vươn lên. Đáng kể nhất là vào năm 2021, Hữu Lợi là xã đặc biệt khó khăn đầu tiên của huyện về đích nông thôn mới (NTM).
Thạch Yên là xã vùng cao của huyện Cao Phong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, địa bàn rộng, dân cư phân bố không đều, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, thu nhập bình quân đầu người thấp. Những năm qua, xã đã nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư cùng sự đồng lòng góp sức của cán bộ, Nhân dân. Tuy nhiên, việc xây dựng, duy trì các tiêu chí nông thôn mới (NTM) trên địa bàn xã gặp không ít khó khăn. Đến nay, xã mới đạt 14/19 tiêu chí NTM và đang phấn đấu đạt 5 tiêu chí còn lại.