Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình đã lồng ghép hiệu quả các chính sách dân tộc gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) làm đổi thay diện mạo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Các tuyến đường ở xã Tú Lý (Đà Bắc) được bê tông hóa tạo thuận lợi cho giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Những ngày cuối tháng 8, đặt chân đến mảnh đất giàu truyền thống cách mạng - xã Tú Lý, huyện Đà Bắc, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự chuyển mình của vùng đất này. Những con đường bê tông khang trang được tô điểm thêm bằng hàng cây, hàng hoa hai bên đường. Nhiều ngôi nhà xây mới khang trang, hiện đại mọc lên. Xã đã có những mô hình sản xuất cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm…
Đây là minh chứng cho việc huyện đã lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án, trong đó phải kể đến các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Anh Đinh Công Tuyên ở xóm Tình, xã Tú Lý - chủ mô hình trồng nấm cho thu lãi cả trăm triệu đồng/năm, phấn khởi: Những năm qua, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Đà Bắc đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm…; chương trình, dự án hỗ trợ vốn, hỗ trợ phát triển sản xuất để phục vụ đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của bà con ngày một nâng cao.
Huyện Đà Bắc có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm: Tày, Mường, Dao, Thái, Kinh, với dân số trên 60 nghìn người, đồng bào DTTS chiếm 89,72%. Theo đồng chí Bàn Kim Quy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc, giai đoạn 2021-2025, huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi với tổng số vốn giao các chương trình trên 484 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này và các chương trình, dự án khác đang được triển khai trên địa bàn, đến nay, 100% đường giao thông đến trung tâm các xã; 99% đường đến các thôn bản; 84% đường trục thôn, xóm; 79% đường ngõ xóm và 50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa. Hệ thống trạm y tế được xây dựng tương đối khang trang, có 15/17 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
Hòa Bình được biết đến là tỉnh miền núi, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm 74,31%, gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông và một số DTTS khác. Những năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân, KT-XH vùng DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng lên, đời sống người dân không ngừng được cải thiện; quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững... Những thành tựu đó có sự đóng góp công sức quan trọng của đồng bào DTTS, đặc biệt là trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh từ năm 2021 đến nay là trên 16 nghìn tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào DTTS. Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của số lượng lớn dân cư nông thôn được nâng cao. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của người dân.
Cũng theo ngành Nông nghiệp, đến hết tháng 6/2024, toàn tỉnh có 80/129 xã đạt chuẩn NTM, đạt 62%; bình quân tiêu chí NTM toàn tỉnh đạt 16,2 tiêu chí/xã; có 28 xã NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu, 75 khu dân cư kiểu mẫu, 258 vườn mẫu. Số xã đạt từ 15-18 tiêu chí là 2 xã; số xã đạt từ 10-14 tiêu chí là 47 xã. Không có xã đạt dưới 10 tiêu chí. Trong đó, các xã vùng III đạt chuẩn NTM là 14 xã, đạt 85,7% kế hoạch T.Ư giao giai đoạn 2021- 2025 và đạt 68,8% kế hoạch của tỉnh đề ra. Các địa phương đã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM tiếp tục thực hiện xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao.
Có thể thấy, lồng ghép hiệu quả các chính sách dân tộc, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi gắn với xây dựng NTM đã tạo những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới, khởi sắc cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Minh Vũ
Nằm trên địa bàn xóm Hồi Trám, xã Hùng Sơn (Kim Bôi), với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự nỗ lực của cô và trò, Trường mầm non Bắc Sơn không ngừng phát triển. Chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt. Vừa qua, mô hình "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” của trường được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là điển hình tiên tiến cấp tỉnh.
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN), các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Một ngày đầu Thu chúng tôi đến xóm Tre, xã Văn Nghĩa, huyện
Lạc Sơn. Nhà văn hóa xóm là điểm sản xuất hàng mây tre đan của Hợp tác xã (HTX)
Nông nghiệp thương mại dịch vụ Mường Pheo. Ngày nào cũng vậy, khoảng 20 chị em
tập trung đến đây đan hàng thủ công mỹ nghệ.
Ngoài nghề nông, một số nghề phi nông nghiệp phù hợp với phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng nông thôn. Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu người học, các ngành, đơn vị chức năng huyện Yên Thuỷ đã triển khai công tác đào tạo nghề gắn với khả năng tự tạo việc làm cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Thành phố Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính (12 phường, 7 xã), trong đó, 16 phường, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (3 phường không thuộc vùng DTTS và miền núi là Phương Lâm, Đồng Tiến, Tân Thịnh).
Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi ở thị trấn Bo (Kim Bôi) chuyển biến tích cực, những tấm gương điển hình ngày một tăng với nhiều mô hình hiệu quả. Tiêu biểu là ông Bùi Văn Xiến ở khu Bãi, thị trấn Bo với mô hình kinh doanh dịch vụ kết hợp chăn nuôi.