Việc thực hiện các chính sách dân tộc ở huyện Kim Bôi góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống người dân, tăng cường khối đoàn kết, thống nhất để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Đường giao thông tại xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Xã Vĩnh Đồng có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Nhiều năm nay, tranh thủ sự quan tâm của tỉnh và huyện, xã đã huy động, sử dụng hiệu quả quả các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng, sản xuất, trở thành địa phương đi đầu trong các phong trào thi đua như: dồn điền đổi thửa, tổ chức lại sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), duy trì 3 vụ sản xuất/năm. Kết cấu hạ tầng, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt. Người dân được tiếp cận tốt hơn với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS và tích cực tham gia phát triển KT-XH địa phương.
Đồng chí Bùi Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Đồng chia sẻ: Năm 2019, xã Vĩnh Đồng đạt chuẩn NTM và đang tập trung xây dựng NTM nâng cao. Cán bộ và Nhân dân trong xã tích cực hiến đất làm công trình phúc lợi; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển thương mại, dịch vụ. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã khoảng 46,5 triệu đồng. Xã đạt 16/19 tiêu chí NTM nâng cao. Cán bộ và Nhân dân hưởng ứng, đồng thuận giải phóng mặt bằng dự án như đường liên kết vùng và các dự án đầu tư trên địa bàn.
Kim Bôi là huyện miền núi, phần lớn là đồng bào dân tộc Mường (chiếm 83%), còn lại là dân tộc Kinh, Dao và một số ít dân tộc khác. Những năm qua, huyện tập trung huy động mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện đầy đủ các chính sách đặc thù cho vùng đồng bào DTTS.
Đồng chí Bùi Quang Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bội cho biết: Những năm qua, KT-XH của huyện có nhiều tiến bộ, duy trì tăng trưởng kinh tế khá. Từ đó, huyện có điều kiện hơn để quan tâm phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS. Các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đối với vùng DTTS luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm thực hiện có hiệu quả. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững, toàn diện. Các xóm, xã đặc biệt khó khăn có nhiều thay đổi rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ 21,03% năm 2021 còn 12,28% năm 2023; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 14,7%; thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng; tỷ lệ đô thị hóa đạt 16%; tỷ lệ lao động nông nghiệp trên tổng số lao động 64,3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 66,8%; số bác sỹ/vạn dân 6,2 bác sỹ; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế 97,03%. Huyện giữ vững 6 xã đạt chuẩn NTM…
Linhc vực văn hóa - xã hội của huyện cũng có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện và nâng cao. Công tác đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, các hoạt động khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm, bảo đảm. Các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động trên địa bàn huyện tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án, chính sách được triển khai thực hiện hiệu quả. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.
Huyện Kim Bôi tiếp tục thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ và Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đặc biệt là hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có năng lực triển khai các dự án khai thác tiềm năng, lợi thể để xây dựng huyện trở thành trung tâm đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao của khu vực, mở ra cơ hội mới cho quê hương Mường Động bứt phá về mọi mặt.
L.C
Cụ thể: Tại huyện Đà Bắc, thực hiện dự án ổn định dân cư tập trung tại xóm Duốc, xã Nánh Nghê nhằm hỗ trợ ổn định dân cư cho 50 hộ; dự án ổn định dân cư tập trung Lũng Phiệng thuộc xóm Mới, xã Đồng Chum nhằm hỗ trợ 43 hộ. Tại huyện Kim Bôi, thực hiện dự án ổn định dân cư tập trung tại xã Cuối Hạ để hỗ trợ 18 hộ; dự án ổn định dân cư tập trung tại xã Vĩnh Tiến hỗ trợ 22 hộ. Tại huyện Tân Lạc, dự án ổn định dân cư tập trung vùng thiên tai xã Vân Sơn triển khai các nội dung thiết thực để hỗ trợ ổn định dân cư cho 35 hộ.
Nằm trên địa bàn xóm Hồi Trám, xã Hùng Sơn (Kim Bôi), với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự nỗ lực của cô và trò, Trường mầm non Bắc Sơn không ngừng phát triển. Chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt. Vừa qua, mô hình "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” của trường được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là điển hình tiên tiến cấp tỉnh.
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN), các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Một ngày đầu Thu chúng tôi đến xóm Tre, xã Văn Nghĩa, huyện
Lạc Sơn. Nhà văn hóa xóm là điểm sản xuất hàng mây tre đan của Hợp tác xã (HTX)
Nông nghiệp thương mại dịch vụ Mường Pheo. Ngày nào cũng vậy, khoảng 20 chị em
tập trung đến đây đan hàng thủ công mỹ nghệ.
Ngoài nghề nông, một số nghề phi nông nghiệp phù hợp với phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng nông thôn. Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu người học, các ngành, đơn vị chức năng huyện Yên Thuỷ đã triển khai công tác đào tạo nghề gắn với khả năng tự tạo việc làm cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Thành phố Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính (12 phường, 7 xã), trong đó, 16 phường, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (3 phường không thuộc vùng DTTS và miền núi là Phương Lâm, Đồng Tiến, Tân Thịnh).