Theo UBND huyện Cao Phong, thực hiện Tiểu dự án 1 (Dự án 4) Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -  xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ năm 2022 đến nay, huyện được giao tổng số vốn hơn 50,1 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng.


Những năm qua, hạ tầng giao thông ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi huyện Cao Phong được đầu tư đồng bộ. Ảnh chụp đường nội xóm Bợ, xã Thạch Yên. 

Trong đó, vốn đầu tư 46,6 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 3,512 tỷ đồng. Đến nay, huyện Cao Phong giải ngân được hơn 15 tỷ đồng, thực hiện đầu tư 94 công trình, gồm: 16 công trình đường giao thông, 25 công trình nhà văn hóa, 53 công trình duy tu bảo dưỡng. Về đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, toàn huyện thực hiện 3 công trình: 2 công trình cải tạo, nâng cấp, sửa chữa; 1 công trình xây mới đang triển khai thực hiện năm 2024.

Hiện nay, 100% xã trên địa bàn huyện Cao Phong có đường ô tô đến trung tâm được rải nhựa hoặc đổ bê tông; 95% xóm có đường giao thông từ xã đến xóm được cứng hóa; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% xã có điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng.


P.V

Các tin khác


Huyện Yên Thuỷ: Gần 40 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số

Theo UBND huyện Yên Thuỷ, năm 2024, vốn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện được phân bổ 34,859 tỷ đồng.

Hơn 95% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh

UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho các xã, cụm xã, khu đông dân cư. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Giai đoạn 2021-2025, nhu cầu kinh phí thực hiện Dự án 8 trên 85 tỷ đồng

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, nhu cầu kinh phí theo Đề án sử dụng nguồn vốn Trung ương giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh là 85,08 tỷ đồng.

78 tỷ đồng hỗ trợ ổn định dân cư tập trung cho 168 hộ dân

Cụ thể: Tại huyện Đà Bắc, thực hiện dự án ổn định dân cư tập trung tại xóm Duốc, xã Nánh Nghê nhằm hỗ trợ ổn định dân cư cho 50 hộ; dự án ổn định dân cư tập trung Lũng Phiệng thuộc xóm Mới, xã Đồng Chum nhằm hỗ trợ 43 hộ. Tại huyện Kim Bôi, thực hiện dự án ổn định dân cư tập trung tại xã Cuối Hạ để hỗ trợ 18 hộ; dự án ổn định dân cư tập trung tại xã Vĩnh Tiến hỗ trợ 22 hộ. Tại huyện Tân Lạc, dự án ổn định dân cư tập trung vùng thiên tai xã Vân Sơn triển khai các nội dung thiết thực để hỗ trợ ổn định dân cư cho 35 hộ.

Trường mầm non Bắc Sơn tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số

Nằm trên địa bàn xóm Hồi Trám, xã Hùng Sơn (Kim Bôi), với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự nỗ lực của cô và trò, Trường mầm non Bắc Sơn không ngừng phát triển. Chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt. Vừa qua, mô hình "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” của trường được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là điển hình tiên tiến cấp tỉnh.

Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN), các địa phương trong tỉnh đã tập trung đầu tư công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục