Trong những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn huyện Tân Lạc được hưởng lợi từ các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Từ đó, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay, cơ sở hạ tầng được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), nâng cao đời sống vùng ĐBDTTS trong huyện.


Người dân xóm Đạy, xã Suối Hoa (Tân Lạc) đầu tư chăn nuôi gia súc phát triển kinh tế gia đình.

Giai đoạn 2022 - 2023, xã Ngọc Mỹ được phân bổ tổng số vốn trên 10,9 tỷ đồng từ các CTMTQG. Trong đó, vốn Chương trình phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS trên 2 tỷ đồng; vốn Chương trình nông thôn mới trên 8,4 tỷ đồng và vốn Chương trình giảm nghèo bền vững hơn 550 triệu đồng. Từ các nguồn vốn, xã tiến hành đầu tư 4 tuyến đường giao thông liên xóm và đường nội đồng, 5 mương thủy lợi; xây mới 2 nhà, sửa chữa, nâng cấp 4 nhà văn hóa xóm. Đến thời điểm này, Ngọc Mỹ đã cơ bản hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn giai đoạn 2022 - 2023; vốn được giao năm 2024 đang tích cực triển khai.

Huyện Tân Lạc có 146/159 xóm, khu thuộc vùng ĐBDTTS và miền núi, trong đó có 5 xã và 24 xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Giai đoạn 2019 - 2024, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, ĐBDTTS huyện đã nỗ lực phát triển kinh tế, sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng bền vững. Thực hiện CTMTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi, năm 2022 - 2023, huyện được giao nguồn vốn trên 122 tỷ đồng (vốn đầu tư 67,7 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 54,405 tỷ đồng) để thực hiện các dự án, tiểu dự án. Huyện đã đầu tư xây dựng 50 công trình cơ sở hạ tầng; hỗ trợ 45 hộ làm nhà ở; hỗ trợ 1.640 hộ bồn đựng nước phân tán; 4 dự án phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị; 25 mô hình sản xuất cộng đồng; mở 33 lớp nghề với trên 1.000 học viên tham gia... 

Nhờ triển khai tốt các chính sách dân tộc, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. KT-XH của huyện đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt tại các thôn, xã ĐBKK có nhiều thay đổi và tiến bộ rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 39,5 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 19,66% (năm 2019) còn 9,4% (cuối năm 2023). Tiềm năng, lợi thế về lao động, đất đai, tài nguyên được khai thác ngày càng hiệu quả. Các dịch vụ xã hội được quan tâm đẩy mạnh thông qua các chương trình, dự án đầu tư. Hệ thống chính trị vùng ĐBDTTS được kiện toàn, củng cố, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng và là người dân tộc thiểu số được sử dụng ngày càng nhiều; công chức làm công tác dân tộc có trình độ, năng lực, được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín trong ĐBDTTS được phát huy.

Đồng chí Bùi Văn Chánh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tân Lạc cho biết: Các chương trình, dự án đầu tư vùng ĐBDTTS và miền núi được triển khai đồng bộ và phát huy hiệu quả. Các chính sách triển khai đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục tiêu, đối tượng, giải quyết căn bản các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo. ĐBDTTS chủ động, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thời gian tới, huyện tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển KT-XH các xã ĐBKK, xã khu vực II có xóm ĐBKK, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng. Sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và địa phương. Gắn kết chặt chẽ chương trình xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội với các chương trình  phát triển giáo dục - đào tạo; văn hóa - du lịch - dịch vụ; xây dựng nông thôn mới có hiệu quả. Tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra tra tình hình thực hiện chính sách ở các cấp, các ngành, đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách. Phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong trong việc thực hiện chính sách dân tộc nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.  


Đinh Thắng

Các tin khác


Thanh niên dân tộc thiểu số lập nghiệp với vốn ưu đãi

Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp không ít đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) người dân tộc thiểu số (DTTS) hiện thực ước mơ lập nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Huyện Kim Bôi chăm lo cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Việc thực hiện các chính sách dân tộc ở huyện Kim Bôi góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống người dân, tăng cường khối đoàn kết, thống nhất để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình đã lồng ghép hiệu quả các chính sách dân tộc gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) làm đổi thay diện mạo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Huyện Yên Thuỷ: Gần 40 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số

Theo UBND huyện Yên Thuỷ, năm 2024, vốn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện được phân bổ 34,859 tỷ đồng.

Hơn 95% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh

UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho các xã, cụm xã, khu đông dân cư. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Giai đoạn 2021-2025, nhu cầu kinh phí thực hiện Dự án 8 trên 85 tỷ đồng

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, nhu cầu kinh phí theo Đề án sử dụng nguồn vốn Trung ương giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh là 85,08 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục