Để hội viên nông dân các dân tộc thiểu số (DTTS) trong huyện tự tin vươn lên, thi đua sản xuất kinh doanh, giảm nghèo, Hội Nông dân (HND) huyện Tân Lạc triển khai nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Nông dân xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập.
Nông dân Bùi Văn Đon ở xóm Xôm, xã Vân Sơn là điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi nơi vùng cao. Ông là một trong những người tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở mảnh đất khô cằn. Từ khoảng năm 2013, ông Xôm mạnh dạn trồng trên 700 gốc quýt cổ. Sau năm đầu tiên thu quả bói, từ vụ thu hoạch năm 2017 đến nay, sản lượng quýt dần ổn định, năng suất quả cao hơn. Bình quân mỗi năm, gia đình ông thu nhập từ vườn quýt hàng trăm triệu đồng, vươn lên trở thành hộ SXKD giỏi của xã, là tấm gương tiêu biểu để nông dân trong và ngoài xã tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế.
Ngoài hộ ông Đon, nhằm hỗ trợ nông dân các DTTS trong SXKD, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, HND huyện Tân Lạc chủ động triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức thực hiện đưa Nghị quyết Đại hội HND các cấp vào thực tiễn, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn huyện.
Nhiều chương trình, dự án hỗ trợ SXKD được kịp thời triển khai giúp nông dân vươn lên. HND huyện thực hiện tốt việc nhận ủy thác với 3 ngân hàng, tổng dư nợ trên 440.037 triệu đồng thông qua 217 tổ tiết kiệm và vay vốn, giúp trên 10.400 lượt hộ hội viên vay. Nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp trên 6,162 tỷ đồng được quản lý, sử dụng hiệu quả. Từ nguồn quỹ này, trong 3 năm (2021-2023), HND huyện đã hỗ trợ 18 dự án, 188 lượt hộ hội viên vay vốn để xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế, nâng cao quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề.
Cùng với đó, hàng năm, HND huyện xây dựng và ký chương trình phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện về thực hiện công tác đào tạo dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá nhu cầu, các lớp đào tạo nghề được tổ chức ngay tại các xã, thị trấn. Công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi và kết nối thị trường, lập phương án SXKD được chú trọng. Phát triển các mô hình kinh tế tập thể nhằm giúp hội viên tìm đầu ra cho nông sản được đẩy mạnh. 3 năm qua đã có 32 lớp dạy nghề được tổ chức cho trên 1.000 nông dân. Đến hết năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 59,3%.
Mặt khác, HND huyện tổng hợp danh sách các hộ SXKD giỏi hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu nông sản, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hội tích cực phối hợp kiểm tra, đánh giá vùng trồng để đề nghị cấp mã số xuất khẩu sang thị trường EU cho các vùng trồng bưởi của nông dân trên địa bàn.
Hoạt động hỗ trợ, tư vấn của hội được tăng cường góp phần thúc đẩy phong trào thi đua SXKD giỏi trong hội viên nông dân toàn huyện. Việc vận động nông dân tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của hội viên. Tiêu biểu như mô hình trồng rau su su ở các xã Quyết Chiến, Lũng Vân; trồng cây có múi hữu cơ, VietGAP ở các xã Thanh Hối, Tử Nê, Đông Lai; mô hình chăn nuôi gà, nuôi cá lồng ở các xã Suối Hoa, Phong Phú; mô hình nuôi dê ở các xã Phú Vinh, Phú Cường...
Đồng chí Bùi Văn Tân, Chủ tịch HND huyện Tân Lạc cho biết: Bình quân hàng năm có 7.619 hộ đăng ký và 4.334 hộ đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi, chiếm 56,9%. Giai đoạn 2021 – 2023 có 6 hộ hội viên được HND Việt Nam công nhận là hộ SXKD giỏi, 12 hội viên SXKD giỏi được Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng. Từ hiệu quả phong trào nông dân SXKD giỏi giúp nông dân trong huyện, đặc biệt là nông dân người DTTS thay đổi tư duy, cách làm, nhạy bén trong nắm bắt nhu cầu tiêu dùng, tìm kiếm thị trường. Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, hội tiếp tục nâng cao vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên. Từ đó, góp phần thực hiện mục tiêu "Nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”...
T.H
Theo UBND huyện Cao Phong, thực hiện Tiểu dự án 1 (Dự án 4) Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ năm 2022 đến nay, huyện được giao tổng số vốn hơn 50,1 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng.
Hòa Bình là tỉnh có hơn 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa truyền thống độc đáo riêng và được thể hiện ở nhiều lĩnh vực trong đời sống, trong đó có các môn thể thao.
Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp không ít đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) người dân tộc thiểu số (DTTS) hiện thực ước mơ lập nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Việc thực hiện các chính sách dân tộc ở huyện Kim Bôi góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống người dân, tăng cường khối đoàn kết, thống nhất để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình đã lồng ghép hiệu quả các chính sách dân tộc gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) làm đổi thay diện mạo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Theo UBND huyện Yên Thuỷ, năm 2024, vốn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện được phân bổ 34,859 tỷ đồng.