Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2021 - 2025, trong các năm 2021 - 2023, huyện Tân Lạc đã nỗ lực triển khai các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, triển khai Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2024- 2025, huyện gặp một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.


Được hỗ trợ vay vốn ưu đãi, người dân xóm Đon, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) đầu tư chăn nuôi gia súc mang lại hiệu quả kinh tế.

Là xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của xã Suối Hoa, hàng năm, hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo của xóm Thăm được hỗ trợ, hưởng lợi từ các mô hình đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo từ Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2021 - 2023. Trong đó, các mô hình hỗ trợ người dân đầu tư, phát triển chăn nuôi đã đem lại hiệu quả tích cực, góp phần cải thiện, nâng cao thu nhập cho người dân. Ông Bùi Văn Thịnh, xóm Thăm, một trong những hộ được hỗ trợ đầu tư chăn nuôi dê chia sẻ: Trước đây đời sống gia đình chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và trồng rừng sản xuất. Do diện tích đất sản xuất ít lại nhỏ lẻ, manh mún nên còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2022, được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước về nguồn vốn, giống, gia đình đã đầu tư chăn nuôi dê. Đến nay, sau hơn 2 năm thực hiện mô hình nuôi dê, đời sống kinh tế từng bước ổn định, đàn dê phát triển lên gần 10 con.

Cũng như gia đình ông Thịnh, nhiều hộ ở xã Lỗ Sơn được hỗ trợ đầu tư chăn nuôi bò sinh sản đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững từ mô hình chăn nuôi gia súc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn chia sẻ: Những năm qua, việc triển khai Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2021 - 2023 thực sự đem lại hiệu quả. Nhờ hỗ trợ từ các mô hình sinh kế phát triển kinh tế, nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn từng bước vươn lên thoát nghèo.

Theo thống kê, huyện Tân Lạc có 5 xã thuộc vùng ĐBKK với 146 xóm thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, 24 xóm ĐBKK. Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2021 - 2023 được huyện triển khai đảm bảo đúng yêu cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá, việc thực hiện các dự án, tiểu dự án giai đoạn 2024 - 2025 còn một số khó khăn. Đồng chí Phạm Tiến Bình, Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tân Lạc cho biết: Năm 2024, huyện được giao tổng nguồn vốn Chương trình MTQG GNBV trên 15,5 tỷ đồng. Quá trình triển khai thực hiện gặp một số khó khăn, vướng mắc phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của huyện. Một trong số đó là quá trình lập hồ sơ đề xuất mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ dân từ thôn, xóm để báo lên UBND xã, các phòng, ban chuyên môn được giao vốn của huyện để trình UBND huyện thẩm định còn kéo dài. Bên cạnh đó, việc thực hiện Quyết định số 08/QĐ-UBND, ngày 22/3/2023 của UBND tỉnh về quy định cơ chế quay vòng một phần vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ theo từng dự án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh cũng là khó khăn đối với một số địa phương trên địa bàn huyện.

Để giải quyết vấn đề trên, huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn được giao vốn khẩn trương hoàn thiện các thủ tục liên quan đến các dự án, tiểu dự án để đẩy nhanh công tác giải ngân nguồn vốn. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân các xóm, xã được thụ hưởng chương trình trong thực hiện công tác giảm nghèo. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình năm 2024 tại các địa phương, cũng như tổ chức rà soát hộ nghèo, đánh giá đúng chất lượng, hiệu quả chương trình mang lại. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo... nhằm thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2024 giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 7,35%.

  

Mạnh Hùng

Các tin khác


Xoá bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống tại địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tuy nhiên, bà con đã chủ động xoá bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại, không ngừng nỗ lực vươn lên từng bước ổn định cuộc sống.

Hội Nông dân huyện Tân Lạc: Chú trọng dạy nghề cho nông dân dân tộc thiểu số

Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần tích cực giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho hội viên nông dân (HVND), nhất là nông dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Hội Nông dân (HND) huyện Tân Lạc đã và đang tập trung triển khai các chính sách, chương trình, hỗ trợ HVND tham gia đào tạo nâng cao tay nghề, giúp nông dân đáp ứng các yêu cầu của kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ mới.

Xã Thống Nhất cải thiện đời sống đồng bào dân tộc 

Được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 xã Đồng Môn, An Lạc và Liên Hoà, xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ) hiện có trên 6.500 nhân khẩu, trong đó gần 74% là người dân tộc Mường. Nhờ sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và địa phương, cuộc sống của người dân trên địa bàn xã từng bước được cải thiện, cuộc sống ấm no, diện mạo nông thôn khang trang.

“Cây đại thụ” ở Thung Mặn

Không phải ngẫu nhiên khi ông Sùng A Dếnh ở bản Thung Mặn, xã Hang Kia (Mai Châu) được người dân ví như cây đại thụ, tỏa bóng, che chở bản làng. Bằng những việc làm ý nghĩa, ngày nối ngày ông tiếp tục góp phần mang lại sự bình yên cho quê hương.

Con đường đổi thay ở xóm Suối Bến

Nằm ở cuối huyện Lương Sơn, xóm Suối Bến, xã Liên Sơn có 70 hộ, 340 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao. Do địa hình bao bọc bởi núi cao, diện tích đất canh tác ít nên nguồn thu nhập chính của xóm dựa vào rừng. Ngoài nguồn thu nhập từ 150 ha giữ rừng, bà con nơi đây trồng cây lâm nghiệp, măng và ngô. Với lợi thế gần Hà Nội, đường giao thông, những năm gần đây, xóm phát triển cây củ riềng gia vị.

Nữ tổ trưởng tổ phụ nữ cao tuổi mẫu mực

Bà Bùi Thị Sừ, 68 tuổi ở xóm Lâu Kỵ, xã Tân Lập (Lạc Sơn) là tấm gương sáng của người phụ nữ dân tộc Mường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống. Từ việc gìn giữ nghề dệt vải, đến vai trò tiên phong trong các phong trào xã hội, bà đã khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ cao tuổi trong xây dựng cộng đồng. Với nghị lực vượt khó và tinh thần trách nhiệm cao, bà xứng đáng là hình mẫu phụ nữ thời đại mới, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục