Hòa Bình có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Theo số liệu điều tra, tỉnh có 6 dân tộc cùng chung sống gồm: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Tày. Trong đó có số dân đông hơn cả là dân tộc Mường (64%), dân tộc Kinh (26%), dân tộc Thái (4%), dân tộc Tày (3%), dân tộc Dao (2%), dân tộc Mông (0,3%); các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất thấp (cộng chung là 0,7%).


Cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Hoà Bình luôn đoàn kết, có ý chí khắc phục khó khăn, bền bỉ, phấn đấu vươn lên trong phát triển KT-XH. Đồng thời, mỗi dân tộc đều thể hiện được nét bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo, tạo nên nền văn hoá đa dạng, phong phú, đặc sắc…

Là tộc người bản địa có cùng nguồn gốc với người Kinh, sau khi phân hóa thành hai tộc người với đầy đủ yếu tố của từng dân tộc, người Mường tiếp tục lưu giữ và phát triển nền văn hóa của mình. Là chủ nhân lâu đời nhất của mảnh đất Hòa Bình, người Mường sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, khai thác ruộng nương để trồng trọt và chăn nuôi. Trong đời sống văn hoá, nhiều giá trị nghệ thuật, văn hoá của dân tộc Mường như mo Mường (đang trên hành trình hướng tới di sản văn hóa thế giới), chiêng Mường (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia), dân ca Mường, sử thi Đẻ đất - đẻ nước… vẫn được lưu giữ và được đánh giá cao.

Người Thái ở Hòa Bình thuộc ngành Thái Trắng, sinh sống tập trung ở huyện Mai Châu. Người Thái chủ yếu là cư dân nông nghiệp. Người Thái ở Mai Châu vẫn gắn bó với ngôi nhà sàn và giữ được bản sắc văn hóa truyền thống như lễ hội Xên Mường - Xên bản, múa xòe.

Trên địa bàn tỉnh, người Tày có số dân đông thứ tư, sau người Mường, Kinh, Thái; nơi tập trung đông người Tày nhất là huyện Đà Bắc. Người Tày sinh sống chủ yếu dựa vào nghề nông, quần tụ thành các làng bản ở ven đường, dưới chân núi, ven sông, suối và các thung lũng.

Người Dao (có Dao quần chẹt và Dao Tiền) cư trú tại các huyện, thành phố trong tỉnh, tập trung ở các huyện: Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu, Cao Phong, Lương Sơn và TP Hòa Bình. Người Dao trước đây có cuộc sống du canh, du cư. Nhờ chính sách định cư, định canh của Đảng, Nhà nước, cuộc sống người Dao đã ổn định và đi lên. Họ vẫn giữ được những nét bản sắc văn hóa riêng biệt, độc đáo của dân tộc mình, như phong tục cấp sắc, Tết Nhảy, duy trì học chữ cổ trong gia đình, dòng họ…

Người Mông sống tập trung tại 2 xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu), gồm nhóm Mông đen và Mông hoa. Bà con chủ yếu làm nông nghiệp, hình thức canh tác nương rẫy là chính. Nhờ chủ trương, chính sách phù hợp của Đảng, Nhà nước, đời sống của người dân đã đổi thay đáng kể. Người Mông vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình (trang phục, kiến trúc nhà ở, nghề rèn, ngôn ngữ, Tết Mông, lễ hội Gầu Tào, khèn Mông, nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải…) và trở thành lợi thế để phát triển du lịch văn hóa, sinh thái… 


P.V (TH)

Các tin khác


Tiếp sức cho cậu bé mồ côi Giàng A Súa

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở bản Thung Mài - địa bàn xa xôi và khó khăn nhất của xã Hang Kia (Mai Châu), cậu bé Giàng A Súa (sinh năm 2012) phải gánh chịu nỗi đau mất mẹ khi tròn 3 tuổi. 7 năm sau, Súa tiếp tục rơi vào hoàn cảnh mồ côi cha khi mới học lớp 4. Anh trai của Súa vì thế đã bỏ học.

Xoá bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống tại địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tuy nhiên, bà con đã chủ động xoá bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại, không ngừng nỗ lực vươn lên từng bước ổn định cuộc sống.

Hội Nông dân huyện Tân Lạc: Chú trọng dạy nghề cho nông dân dân tộc thiểu số

Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần tích cực giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho hội viên nông dân (HVND), nhất là nông dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Hội Nông dân (HND) huyện Tân Lạc đã và đang tập trung triển khai các chính sách, chương trình, hỗ trợ HVND tham gia đào tạo nâng cao tay nghề, giúp nông dân đáp ứng các yêu cầu của kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ mới.

Xã Thống Nhất cải thiện đời sống đồng bào dân tộc 

Được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 xã Đồng Môn, An Lạc và Liên Hoà, xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ) hiện có trên 6.500 nhân khẩu, trong đó gần 74% là người dân tộc Mường. Nhờ sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và địa phương, cuộc sống của người dân trên địa bàn xã từng bước được cải thiện, cuộc sống ấm no, diện mạo nông thôn khang trang.

“Cây đại thụ” ở Thung Mặn

Không phải ngẫu nhiên khi ông Sùng A Dếnh ở bản Thung Mặn, xã Hang Kia (Mai Châu) được người dân ví như cây đại thụ, tỏa bóng, che chở bản làng. Bằng những việc làm ý nghĩa, ngày nối ngày ông tiếp tục góp phần mang lại sự bình yên cho quê hương.

Con đường đổi thay ở xóm Suối Bến

Nằm ở cuối huyện Lương Sơn, xóm Suối Bến, xã Liên Sơn có 70 hộ, 340 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao. Do địa hình bao bọc bởi núi cao, diện tích đất canh tác ít nên nguồn thu nhập chính của xóm dựa vào rừng. Ngoài nguồn thu nhập từ 150 ha giữ rừng, bà con nơi đây trồng cây lâm nghiệp, măng và ngô. Với lợi thế gần Hà Nội, đường giao thông, những năm gần đây, xóm phát triển cây củ riềng gia vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục