Xóm Tiện là địa bàn xa nhất và còn nhiều khó khăn thuộc xã vùng hồ Thung Nai (Cao Phong). Đến đây hỏi thăm nhà ông Bùi Văn Thinh thì không ai không biết. Ông Thinh đã có 10 năm làm Trưởng xóm, từ năm 2006 đến nay làm Bí thư chi bộ. Đặc biệt, ông là người có uy tín (NCUT) được Nhân dân tin yêu, trong nhiều năm đã trở thành hạt nhân nòng cốt đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở xóm Tiện.


Ông Bùi Văn Thinh (thứ 3 từ phải sang) - người có uy tín đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xóm Tiện, xã Thung Nai (Cao Phong).

So với thời điểm ông Bùi Văn Thinh bắt đầu tham gia công tác xóm, nơi đây đã có nhiều đổi thay đáng ghi nhận. Từ một xóm di dân vén nước sông Đà KT-XH đặc biệt khó khăn, nằm xa trung tâm xã, hầu hết nhà dân còn tạm bợ, đời sống thiếu thốn đủ bề... Đến nay, xóm Tiện có diện mạo hoàn toàn khác. Không chỉ khác về hệ thống hạ tầng khang trang, đồng bộ, mà còn đổi khác trong tư duy, nhận thức, hành động của người dân.

Trong vai trò NCUT, ông Thinh trở thành "cầu nối” giữa cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống và tạo ra những chuyển biến tích cực. Những năm gần đây, xóm Tiện có nhiều khởi sắc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của xã Thung Nai. Giai đoạn 2019 - 2024, Nhân dân và cán bộ xã Thung Nai được ghi nhận có nhiều thành tích xuất sắc trong phát triển KT-XH, góp phần củng cố, phát huy khối đại đoàn kết vùng ĐBDTTS của tỉnh. Trong thành tích chung có thành tích nổi bật của xóm Tiện và đóng góp tích cực của ông Bùi Văn Thinh - NCUT tiêu biểu được người dân tin tưởng và làm theo.

Trên phạm vi toàn tỉnh, đội ngũ NCUT đã phát huy vai trò, góp phần đắc lực vào sự phát triển của các vùng ĐBDTTS. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 1.280 NCUT sinh sống trong cộng đồng các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông... Giai đoạn 2019 - 2024, đội ngũ NCUT tiếp tục đóng góp tích cực, giúp nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua ở cơ sở, nhân lên những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng. Nhiều NCUT được UBND tỉnh ghi nhận có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền, vận động Nhân dân thi đua lao động sản xuất, góp phần củng cố, phát huy khối đại đoàn kết vùng ĐBDTTS của tỉnh. Điển hình như các ông: Triệu Lục Liên, NCUT xóm Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi); Bùi Văn Quyết ở thôn Nước Ruộng, xã Nam Thượng (Kim Bôi); Bùi Hữu Cơ ở xóm Đình Vặn, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ); Lò Văn Luần ở xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu)...

Theo Ban Dân tộc tỉnh, trong thành quả phát triển của vùng ĐBDTTS hiện nay có vai trò quan trọng của đội ngũ già làng, trưởng thôn, bản, NCUT. Với uy tín của bản thân cộng thêm am hiểu thực tiễn địa phương, NCUT đã phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu, thực sự là cầu nối quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc tuyên truyền, vận động ĐBDTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển KT-XH, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc... Thực tế đã chứng minh, NCUT chính là "cầu nối” giữa ý Đảng và lòng dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, giữ ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội và tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp để vùng ĐBDTTS dần trở thành những vùng quê đáng sống.

  

Khánh An

Các tin khác


Để chiêng Mường mãi ngân vang

Trong kho tàng di sản văn hóa của người Mường, chiêng có vai trò rất quan trọng, là một loại hình sinh hoạt văn hóa gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của con người từ lúc được sinh ra cho đến khi mất đi. Văn hóa chiêng được xem là linh hồn của người Mường, là vật thiêng tượng trưng cho sự phồn thịnh về vật chất và tinh thần của mỗi gia đình cũng như cộng đồng Mường. Để bảo tồn chiêng Mường, các địa phương trong tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực có nhiều cách làm hiệu quả để chiêng được sử dụng nhiều hơn trong đời sống hàng ngày, từ đó thực sự có sức sống bền lâu.

Tiếp sức cho cậu bé mồ côi Giàng A Súa

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở bản Thung Mài - địa bàn xa xôi và khó khăn nhất của xã Hang Kia (Mai Châu), cậu bé Giàng A Súa (sinh năm 2012) phải gánh chịu nỗi đau mất mẹ khi tròn 3 tuổi. 7 năm sau, Súa tiếp tục rơi vào hoàn cảnh mồ côi cha khi mới học lớp 4. Anh trai của Súa vì thế đã bỏ học.

Xoá bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống tại địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tuy nhiên, bà con đã chủ động xoá bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại, không ngừng nỗ lực vươn lên từng bước ổn định cuộc sống.

Hội Nông dân huyện Tân Lạc: Chú trọng dạy nghề cho nông dân dân tộc thiểu số

Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần tích cực giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho hội viên nông dân (HVND), nhất là nông dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Hội Nông dân (HND) huyện Tân Lạc đã và đang tập trung triển khai các chính sách, chương trình, hỗ trợ HVND tham gia đào tạo nâng cao tay nghề, giúp nông dân đáp ứng các yêu cầu của kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ mới.

Xã Thống Nhất cải thiện đời sống đồng bào dân tộc 

Được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 xã Đồng Môn, An Lạc và Liên Hoà, xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ) hiện có trên 6.500 nhân khẩu, trong đó gần 74% là người dân tộc Mường. Nhờ sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và địa phương, cuộc sống của người dân trên địa bàn xã từng bước được cải thiện, cuộc sống ấm no, diện mạo nông thôn khang trang.

“Cây đại thụ” ở Thung Mặn

Không phải ngẫu nhiên khi ông Sùng A Dếnh ở bản Thung Mặn, xã Hang Kia (Mai Châu) được người dân ví như cây đại thụ, tỏa bóng, che chở bản làng. Bằng những việc làm ý nghĩa, ngày nối ngày ông tiếp tục góp phần mang lại sự bình yên cho quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục