Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu "Gà đen - Pà Cò, Hang Kia huyện Mai Châu”, tháng 6/2024, UBND huyện Mai Châu đã cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu sản phẩm "Gà đen Pà Cò, Hang Kia” cho 30 hộ chăn nuôi, kinh doanh sản phẩm gà đen trên địa bàn 2 xã. Đây được xem là bước chuyển quan trọng trong nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Trung tâm sản xuất giống cây trồng thuộc Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Hòa Bình sản xuất giống cây bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, góp phần nâng suất năng suất, hiệu quả trong sản xuất nông - lâm nghiệp trong tỉnh.

Tiếp sau thành công đó, ngày 7/11/2024, UBND huyện Mai Châu đã phối hợp với các cơ quan chức năng Sở KH&CN tiếp tục tổ chức lễ công bố và trao nhãn hiệu "Cá Dầm xanh Mai Châu” cho 30 hộ vùng chăn nuôi, kinh doanh sản phẩm cá dầm xanh ở các xã trên địa bàn huyện.

Theo đồng chí Hà Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu, đây là sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và khai thác hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp; bảo đảm quy trình sản xuất được kiểm soát về chất lượng, xây dựng hệ thống nhận diện, quảng bá sản phẩm và truy xuất nguồn gốc. Ngoài các sản phẩm trên, hiện nay trên địa bàn huyện Mai Châu còn nhiều sản phẩm nông nghiệp được phối hợp xây dựng hệ thống quản lý, thiết lập cơ chế bảo hộ như ngô nếp Thung Khe, tỏi tía Thành Sơn, khoai sọ Phúc Sạn... Qua đó, góp phần quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số. 

Đồng chí Phạm Thế Hải, Phó giám đốc Sở KH&CN cho biết: Với quan điểm đẩy mạnh ứng dụng KH&CN nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản địa phương, sở đã tham mưu UBND tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện việc ứng dụng KH&CN vào phát triển nông nghiệp, đặc biệt ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Đây được coi là giải pháp chủ yếu nâng cao năng suất, chất lượng nông sản của tỉnh thời gian qua. Nhờ vậy đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận.

Nổi bật từ năm 2020 đến nay, tỉnh đã đưa vào vận hành phần mềm quản lý sâu bệnh hại trên cây trồng và phần mềm bản đồ thổ nhưỡng, phân tích thích nghi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, các địa phương trong toàn tỉnh cũng đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; nâng cao hiệu quả sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; cấp và quản lý mã số vùng trồng trên hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng quốc gia. Tính đến nay đã cấp và quản lý 30 mã số vùng trồng. Trong đó, 21 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu với tổng diện tích 321,73 ha, gồm 12 mã số vùng trồng cây bưởi, 3 mã số vùng trồng cây nhãn, 4 mã số vùng trồng chuối, 2 mã số vùng trồng thanh long. Từ kết quả trên đã kết nối và tiêu thụ các nông sản trong nước và ngoài nước; đã xuất khẩu trên 600 tấn mía tươi, 1.366 tấn chuối, 30 tấn nhãn, 6 tấn bưởi đỏ, 73 tấn bưởi diễn, 7 tấn cam cùng hàng nghìn lọ tinh bột nghệ, mật ong, hành tăm muối, măng sang thị trường Hàn Quốc, Mỹ, Anh, EU...

Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tỉnh đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào sản xuất. Điển hình như đã phối hợp sản xuất nhiều loại giống cây trồng chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô và được áp dụng vào sản xuất; ứng dụng máy bay không người lái, định vị GPS để phun thuốc phòng trừ dịch hại cây trồng, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Ngoài ra, từ nguồn vốn hỗ trợ KH&CN hàng năm, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất. Trong đó, chú trọng phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học, học viện thực hiện các đề tài KH&CN có tính ứng dụng cao, có thể áp dụng thực tế. Cụ thể như phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT thực hiện các đề tài: "Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp sinh học phòng trừ một số loại sâu bệnh hại chính vùng rễ trên cây cam, quýt”; "Nghiên cứu một số giải pháp cấp bách để phòng trừ sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) hại ngô”. Đồng thời, rà soát, quy hoạch 24 vùng và khu sản xuất, trồng trọt ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ tại 10 huyện, thành phố.

Những kết quả trên đã góp phần tích cực nâng cao thu nhập, đời sống người dân làm nông nghiệp, nhất là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.



Mạnh Hùng

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Nhiều khó khăn trong thực hiện giảm nghèo bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2021 - 2025, trong các năm 2021 - 2023, huyện Tân Lạc đã nỗ lực triển khai các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, triển khai Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2024- 2025, huyện gặp một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.

14 xã khu vực III hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Việc thu hút đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện. HĐND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư, lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình, đề án, dự án, chính sách đầu tư, huy động các nguồn vốn ODA… cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần quan trọng giúp các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn xây dựng NTM.

Người lưu truyền bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở phường Thống Nhất

Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ làm tốt việc vận động người dân tích cực phát triển kinh tế, mà còn là những nhân tố tích cực góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Ông Bàn Sinh Lương, người có uy tín tại tổ 9, phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình là một tấm gương tiêu biểu trong việc lưu giữ văn hóa truyền thống dân tộc Dao tại địa phương.

Để chiêng Mường mãi ngân vang

Trong kho tàng di sản văn hóa của người Mường, chiêng có vai trò rất quan trọng, là một loại hình sinh hoạt văn hóa gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của con người từ lúc được sinh ra cho đến khi mất đi. Văn hóa chiêng được xem là linh hồn của người Mường, là vật thiêng tượng trưng cho sự phồn thịnh về vật chất và tinh thần của mỗi gia đình cũng như cộng đồng Mường. Để bảo tồn chiêng Mường, các địa phương trong tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực có nhiều cách làm hiệu quả để chiêng được sử dụng nhiều hơn trong đời sống hàng ngày, từ đó thực sự có sức sống bền lâu.

Tiếp sức cho cậu bé mồ côi Giàng A Súa

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở bản Thung Mài - địa bàn xa xôi và khó khăn nhất của xã Hang Kia (Mai Châu), cậu bé Giàng A Súa (sinh năm 2012) phải gánh chịu nỗi đau mất mẹ khi tròn 3 tuổi. 7 năm sau, Súa tiếp tục rơi vào hoàn cảnh mồ côi cha khi mới học lớp 4. Anh trai của Súa vì thế đã bỏ học.

Xoá bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống tại địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tuy nhiên, bà con đã chủ động xoá bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại, không ngừng nỗ lực vươn lên từng bước ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục