Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, thời gian qua, huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp để thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm của người dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số.



Đại úy Vàng A Hua, Phó trưởng Công an xã Hang Kia (Mai Châu) tuyên truyền cho 01 bạn trẻ ở xóm Hang Kia các quy định của pháp luật về phòng, chống tảo hôn.

Ông Giàng A Sênh, Bí thư chi bộ xóm Pà Cò 1 cho biết: Trước đây, xóm có nhiều trường hợp tảo hôn. Song tính từ năm 2023 đến tháng 11/2024, xóm chưa xảy ra trường hợp tảo hôn nào. Để có kết quả này, chi bộ xóm đã có nhiều giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn. Ngay từ đầu năm, chi bộ đã xây dựng kế hoạch để chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên. Định kỳ trong sinh hoạt hàng tháng, chi bộ rút kinh nghiệm, đánh giá đảng viên nào đã làm được, chưa làm được. Từ đó có biện pháp chấn chỉnh, thực hiện những bước tiếp theo. 

Theo đồng chí Sùng A Màng, Bí thư Đảng ủy xã Pà Cò, không chỉ ở Chi bộ xóm Pà Cò 1, thời gian qua, Đảng ủy xã đã tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/HU của Huyện ủy về phòng, chống tảo hôn (PCTH) đến chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và cán bộ, đảng viên, nhân dân ở 6/6 xóm. Nếu như năm 2023, toàn xã có 8 cặp tảo hôn (14 trường hợp không đủ tuổi) thì từ đầu năm 2024 đến tháng 11 chỉ có 2 trường hợp. Để có kết quả này, cùng với tuyên truyền, bổ biến giáo dục pháp luật về PCTH, đưa Nghị quyết số 01-NQ/HU vào cuộc sống, xã đã phát huy hiệu quả mô hình "Dòng họ tự quản về an ninh trật tự” với sự tham gia của các già làng, trưởng bản, người có uy tín của 8/8 dòng họ trong xã trong việc vận động các gia đình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Qua đó, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp tảo hôn vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình.

Đồng chí Lường Thị Thảo, Phó Chủ tịch Ủy Ban MTTQ huyện Mai Châu thông tin: Sau gần 4 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/HU của Huyện uỷ, tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện giảm, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên. Để đạt được kết quả trên, Ban Thường trực Ủy Ban MTTQ huyện và các đoàn thể chính trị - xã hội đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện. Đưa nội dung thực hiện nghị quyết là tiêu chí chấm điểm thi đua đối với các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và bình xét khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa. 

MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phối hợp với chính quyền, Ban Chỉ đạo PCTH ở cơ sở gắn công tác tuyên truyền với ký cam kết đối với từng hội viên, đoàn viên. Cùng với đó, chỉ đạo các khu dân cư đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, cam kết không tảo hôn, đăng ký khai sinh theo quy định, không vi phạm quy định pháp luật về PCTH, vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình... vào quy ước, hương ước. Phối hợp rà soát, thống kê, lập danh sách đoàn viên, hội viên thuộc đối tượng nguy cơ cao về tảo hôn để kịp thời tuyên truyền, vận động. Đặc biệt đã triển khai nhiều hội nghị tuyên truyền, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật; giao lưu văn hóa văn nghệ bằng hình thức san khấu hóa... Nhờ vậy, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Đồng chí Hà Công Đạt, Bí thư Huyện Đoàn Mai Châu cho biết: Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện Đoàn và các đơn vị, người có uy tín đã tăng cường truyền thông PCTH tại các khu dân cư. Chú trọng thay đổi suy nghĩ, hành vi của phụ huynh và thanh niên, vị thành niên về kết hôn. Tổ chức các diễn đàn truyền thông, hoạt động ngoại khóa, sân khấu hóa về PCTH cho đoàn viên, thanh niên, học sinh và phối hợp đến tận nhà để tuyên truyền.

Với những nỗ lực đó, huyện Mai Châu đã xây dựng 12 mô hình PCTH tại 8 xã: Cun Pheo, Bao La, Tân Thành, Sơn Thủy, Thành Sơn, Nà Phòn, Hang Kia, Pà Cò. Hầu hết các mô hình hoạt động hiệu quả, ngăn chặn kịp thời nhiều trường hợp có dấu hiệu tảo hôn.

Từ việc phát huy tốt vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền; thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực PCTH. Nhờ vậy, sau gần 4 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/HU, tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện Mai Châu giảm dần qua các năm. Năm 2021, toàn huyện có 50 cặp tảo hôn, đến tháng 11/2024 chỉ còn 4 cặp (xã Hang Kia 2 cặp, xã Pà Cò 2 cặp).


Mạnh Hùng

Các tin khác


14 xã khu vực III hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Việc thu hút đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện. HĐND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư, lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình, đề án, dự án, chính sách đầu tư, huy động các nguồn vốn ODA… cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần quan trọng giúp các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn xây dựng NTM.

Người lưu truyền bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở phường Thống Nhất

Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ làm tốt việc vận động người dân tích cực phát triển kinh tế, mà còn là những nhân tố tích cực góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Ông Bàn Sinh Lương, người có uy tín tại tổ 9, phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình là một tấm gương tiêu biểu trong việc lưu giữ văn hóa truyền thống dân tộc Dao tại địa phương.

Để chiêng Mường mãi ngân vang

Trong kho tàng di sản văn hóa của người Mường, chiêng có vai trò rất quan trọng, là một loại hình sinh hoạt văn hóa gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của con người từ lúc được sinh ra cho đến khi mất đi. Văn hóa chiêng được xem là linh hồn của người Mường, là vật thiêng tượng trưng cho sự phồn thịnh về vật chất và tinh thần của mỗi gia đình cũng như cộng đồng Mường. Để bảo tồn chiêng Mường, các địa phương trong tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực có nhiều cách làm hiệu quả để chiêng được sử dụng nhiều hơn trong đời sống hàng ngày, từ đó thực sự có sức sống bền lâu.

Tiếp sức cho cậu bé mồ côi Giàng A Súa

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở bản Thung Mài - địa bàn xa xôi và khó khăn nhất của xã Hang Kia (Mai Châu), cậu bé Giàng A Súa (sinh năm 2012) phải gánh chịu nỗi đau mất mẹ khi tròn 3 tuổi. 7 năm sau, Súa tiếp tục rơi vào hoàn cảnh mồ côi cha khi mới học lớp 4. Anh trai của Súa vì thế đã bỏ học.

Xoá bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống tại địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tuy nhiên, bà con đã chủ động xoá bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại, không ngừng nỗ lực vươn lên từng bước ổn định cuộc sống.

Hội Nông dân huyện Tân Lạc: Chú trọng dạy nghề cho nông dân dân tộc thiểu số

Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần tích cực giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho hội viên nông dân (HVND), nhất là nông dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Hội Nông dân (HND) huyện Tân Lạc đã và đang tập trung triển khai các chính sách, chương trình, hỗ trợ HVND tham gia đào tạo nâng cao tay nghề, giúp nông dân đáp ứng các yêu cầu của kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục