Thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2019 - 2024, huyện Lạc Thủy đã huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện đầu tư các công trình, hỗ trợ người dân vùng đồng bào DTTS ổn định đời sống.
Từ các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, người dân xã Thống Nhất (Lạc Thủy) được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, giải quyết tình trạng thiếu nước, ổn định cuộc sống.
Tổng kế hoạch vốn giao thực hiện dự án 3,921 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển 3 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 921 triệu đồng. Từ nguồn vốn được giao, huyện phân bổ 3 tỷ đồng đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung tại thôn Tân Thành, xã Thống Nhất, góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước, giúp người dân chủ động hơn về nguồn nước sạch trong sinh hoạt, nhất là vào mùa khô.
Cùng với đó, hoạt động hỗ trợ nước sinh hoạt cho hộ nghèo được triển khai hiệu quả. Trong 5 năm có 167 hộ nghèo, hộ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán bằng hình thức hỗ trợ téc nước, kinh phí thực hiện trên 500 triệu đồng. Ngoài ra, thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề, huyện đã hỗ trợ 42 hộ nghèo thiếu đất sản xuất của xã Thống Nhất mua máy nông nghiệp, kinh phí thực hiện 420 triệu đồng.
Từ việc tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ người dân vùng DTTS, thực hiện hiệu quả các hoạt động dự án đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống đồng bào DTTS, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh toàn huyện đạt 95,6%.
T.H
Hòa Bình có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Theo số liệu điều tra, tỉnh có 6 dân tộc cùng chung sống gồm: Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Tày. Trong đó có số dân đông hơn cả là dân tộc Mường (64%), dân tộc Kinh (26%), dân tộc Thái (4%), dân tộc Tày (3%), dân tộc Dao (2%), dân tộc Mông (0,3%); các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất thấp (cộng chung là 0,7%).
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2021 - 2025, trong các năm 2021 - 2023, huyện Tân Lạc đã nỗ lực triển khai các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, triển khai Chương trình MTQG GNBV giai đoạn 2024- 2025, huyện gặp một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Việc thu hút đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện. HĐND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư, lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình, đề án, dự án, chính sách đầu tư, huy động các nguồn vốn ODA… cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần quan trọng giúp các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn xây dựng NTM.
Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ làm tốt việc vận động người dân tích cực phát triển kinh tế, mà còn là những nhân tố tích cực góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Ông Bàn Sinh Lương, người có uy tín tại tổ 9, phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình là một tấm gương tiêu biểu trong việc lưu giữ văn hóa truyền thống dân tộc Dao tại địa phương.
Trong kho tàng di sản văn hóa của người Mường, chiêng có vai trò rất quan trọng, là một loại hình sinh hoạt văn hóa gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của con người từ lúc được sinh ra cho đến khi mất đi. Văn hóa chiêng được xem là linh hồn của người Mường, là vật thiêng tượng trưng cho sự phồn thịnh về vật chất và tinh thần của mỗi gia đình cũng như cộng đồng Mường. Để bảo tồn chiêng Mường, các địa phương trong tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực có nhiều cách làm hiệu quả để chiêng được sử dụng nhiều hơn trong đời sống hàng ngày, từ đó thực sự có sức sống bền lâu.
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở bản Thung Mài - địa bàn xa xôi và khó khăn nhất của xã Hang Kia (Mai Châu), cậu bé Giàng A Súa (sinh năm 2012) phải gánh chịu nỗi đau mất mẹ khi tròn 3 tuổi. 7 năm sau, Súa tiếp tục rơi vào hoàn cảnh mồ côi cha khi mới học lớp 4. Anh trai của Súa vì thế đã bỏ học.