Từ đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), kinh tế nông thôn của huyện Lạc Sơn không ngừng phát triển, qua đó từng bước nâng cao đời sống người dân, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).


Sản phẩm ốc nhồi của Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Mơ Đức, xóm Dằm, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đang hướng đến đạt chứng nhận sản phẩm OCOP.

Vốn là loại ớt mọc tự nhiên trên sườn núi cao ít được biết đến, nhưng sau khi được thu hái, chế biến bằng phương pháp muối bí truyền nhiều đời để lại của dân tộc Mường, kết hợp với vị chanh tươi đã đưa quả ớt rẽ Phú Lương từ miền đồi núi ít người biết đi đến muôn phương, thêm gia vị cho những mâm cỗ nơi phố thị. Hơn cả, từ khi được chứng nhận là sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, ớt rẽ Phú Lương đã góp phần tạo thêm nguồn thu nhập cho hàng trăm người dân là đồng bào DTTS của xã.

Đồng chí Bùi Văn Nên, Chủ tịch UBND xã Quyết Thắng chia sẻ: Là địa bàn vùng sâu, xa, xã có trên 90% người dân là đồng bào DTTS. Trước năm 2020, đời sống kinh tế của đại bộ phận người dân còn nhiều khó khăn. Từ năm 2020 trở lại đây, được sự hỗ trợ của nhà nước trong đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn; triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng lên. Có được kết quả đó, ngoài việc phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, việc phát triển các sản phẩm OCOP cũng có những đóng góp quan trọng.

Tương tự, từ khi sản phẩm tinh bột nghệ của Công ty TNHH tinh bột nghệ Nhưng Vần Hòa Bình, xã Nhân Nghĩa được người tiêu dùng đón nhận, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao thì đời sống của nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện cũng được cải thiện, nâng cao khi họ tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên liệu đầu vào cho công ty. Ông Bùi Văn Phẩm, xã Miền Đồi cho biết: Gia đình tôi liên kết trồng nguyên liệu với công ty Nhưng Vần diện tích 7.000m2. So với trồng lúa và các loại cây màu khác, giá trị cây nghệ đem lại cao hơn gấp 4 - 5 lần mà công đầu tư chăm sóc bỏ ra ít hơn. Bình quân mỗi vụ gia đình tôi có thêm nguồn thu 35 - 40 triệu đồng. Ti vi, xe máy, tiền ăn học của con cái cũng từ đó mà ra... Cũng như gia đình ông Phẩm, nhiều hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn ở các xã vùng sâu, xa như Quý Hòa, Miền Đồi, Tuân Đạo, Nhân Nghĩa... từng bước có cuộc sống ổn định với nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng/vụ, khi tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên liệu cho công ty để tạo ra sản phẩm tinh bột nghệ chất lượng cao. 

Đồng chí Bùi Văn Huân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Với quan điểm phát triển các sản phẩm OCOP chất lượng cao nhằm tạo nền tảng thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống đồng bào DTTS gắn với xây dựng nông thôn mới, thời gian qua huyện đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc trên tinh thần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, sản vật của địa phương để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Nhờ vậy, đến nay huyện có 15 sản phẩm được chứng nhận OCOP (1 sản phẩm 4 sao, 14 sản phẩm 3 sao). Nổi bật nhất là sản phẩm tinh bột nghệ của Công ty TNHH tinh bột nghệ Nhưng Vần Hòa Bình, là sản phẩm đầu tiên của huyện đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao, đã được xuất khẩu sang một số nước. Ngoài ra, huyện có nhiều sản phẩm OCOP như: hạt dổi Chí Đạo được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bảo hộ nhãn hiệu tập thể, đạt chuẩn OCOP 3 sao từ năm 2019; gà ri Lạc Sơn của Hợp tác xã (HTX) Hương Nhượng và HTX Chí Thiện; gạo nếp Trứng Khe của HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp xã Miền Đồi; mật ong Thành An của HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An (xã Mỹ Thành); dệt thổ cẩm của HTX nông nghiệp và dệt thổ cẩm Lục Nghiệp Thành (xã Yên Nghiệp); rượu cần Mường Khói của hộ kinh doanh Bùi Văn Hảo, xã Ân Nghĩa; sim rừng Phương Bắc của Công ty TNHH Phương Bắc... đã góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Cũng theo đồng chí Bùi Văn Huân, sự phát triển của các sản phẩm OCOP không chỉ giúp nâng cao giá trị sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp của huyện trên thị trường, mà còn tạo ra chuỗi liên kết giá trị, định hình những vùng sản xuất sạch, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS của huyện.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Người lưu truyền bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở phường Thống Nhất

Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ làm tốt việc vận động người dân tích cực phát triển kinh tế, mà còn là những nhân tố tích cực góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Ông Bàn Sinh Lương, người có uy tín tại tổ 9, phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình là một tấm gương tiêu biểu trong việc lưu giữ văn hóa truyền thống dân tộc Dao tại địa phương.

Để chiêng Mường mãi ngân vang

Trong kho tàng di sản văn hóa của người Mường, chiêng có vai trò rất quan trọng, là một loại hình sinh hoạt văn hóa gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần và tín ngưỡng của con người từ lúc được sinh ra cho đến khi mất đi. Văn hóa chiêng được xem là linh hồn của người Mường, là vật thiêng tượng trưng cho sự phồn thịnh về vật chất và tinh thần của mỗi gia đình cũng như cộng đồng Mường. Để bảo tồn chiêng Mường, các địa phương trong tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực có nhiều cách làm hiệu quả để chiêng được sử dụng nhiều hơn trong đời sống hàng ngày, từ đó thực sự có sức sống bền lâu.

Tiếp sức cho cậu bé mồ côi Giàng A Súa

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở bản Thung Mài - địa bàn xa xôi và khó khăn nhất của xã Hang Kia (Mai Châu), cậu bé Giàng A Súa (sinh năm 2012) phải gánh chịu nỗi đau mất mẹ khi tròn 3 tuổi. 7 năm sau, Súa tiếp tục rơi vào hoàn cảnh mồ côi cha khi mới học lớp 4. Anh trai của Súa vì thế đã bỏ học.

Xoá bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống tại địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tuy nhiên, bà con đã chủ động xoá bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại, không ngừng nỗ lực vươn lên từng bước ổn định cuộc sống.

Hội Nông dân huyện Tân Lạc: Chú trọng dạy nghề cho nông dân dân tộc thiểu số

Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm góp phần tích cực giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho hội viên nông dân (HVND), nhất là nông dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Hội Nông dân (HND) huyện Tân Lạc đã và đang tập trung triển khai các chính sách, chương trình, hỗ trợ HVND tham gia đào tạo nâng cao tay nghề, giúp nông dân đáp ứng các yêu cầu của kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ mới.

Xã Thống Nhất cải thiện đời sống đồng bào dân tộc 

Được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 xã Đồng Môn, An Lạc và Liên Hoà, xã Thống Nhất (Lạc Thuỷ) hiện có trên 6.500 nhân khẩu, trong đó gần 74% là người dân tộc Mường. Nhờ sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và địa phương, cuộc sống của người dân trên địa bàn xã từng bước được cải thiện, cuộc sống ấm no, diện mạo nông thôn khang trang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục