Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vừa qua, Sở Công Thương triển khai xây dựng 2 mô hình hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại huyện Kim Bôi và Lạc Sơn. Đây là mô hình thương mại 2 chiều, vừa hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, vừa cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho địa phương, phục vụ sản xuất, tiêu dùng của đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó góp phần tăng cường, sản phẩm do đồng bào các dân tộc thiểu số sản xuất, mở rộng hệ thống phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn tỉnh.


Sở Công Thương phối hợp UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Hộ anh Bùi Văn Trơn, xóm Cầu, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) được lựa chọn để thực hiện hỗ trợ xây dựng mô hình. Theo đó, hộ gia đình được hỗ trợ trực tiếp trang thiết bị xây dựng điểm bán như biển hiệu, giá, kệ hàng, thiết bị bán hàng đảm bảo đúng thông số kỹ thuật, chất lượng; hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá mô hình và các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thông qua tờ gấp, băng rôn, khẩu hiệu; hỗ trợ tổ chức hội nghị kết nối các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc sản của các chủ thể trong tỉnh để tiêu thụ sản phẩm tại điểm bán hàng và kết nối điểm bán với các nhà phân phối, tiêu thụ hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng. Anh Bùi Văn Trơn cho biết: Việc hỗ trợ rất có ý nghĩa, giúp các hộ sản xuất nông sản có kênh giới thiệu và bán sản phẩm, kết nối cung cầu thị trường. Qua đó thúc đẩy tiêu thụ nông sản của người dân trên địa bàn thuận lợi, các hộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng tiếp cận được với các mặt hàng chất lượng, giá cả bình ổn.

Cùng với hộ anh Trơn, Sở Công Thương hỗ trợ Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Phú Lương, xóm Rẽ Vơng, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) xây dựng mô hình thúc đẩy tiêu thụ nông sản cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đồng chí Quách Tuấn Phong, Trưởng phòng Dân tộc huyện Lạc Sơn, các sản phẩm nông sản do đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất khá phong phú, tuy nhiên, hoạt động tiếp cận thị trường tiêu thụ của các cơ sở sản xuất thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn hạn chế. Do đó, việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm hàng hoá của các cơ sở sản xuất hết sức cần thiết. Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian gần đây, hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng được quan tâm thực hiện. Việc xây dựng mô hình thương mại hai chiều rất phù hợp, từ đó tạo điều kiện để đưa hàng hóa thiết yếu, nhất là các sản phẩm đặc sản vùng, miền đến tay người tiêu dùng, góp phần cải thiện đời sống người dân địa phương.

Mô hình hỗ trợ tiêu thụ nông sản và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn hỗ trợ nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh về phân phối hàng hóa, xây dựng thương hiệu, kết nối nông sản. Đồng thời, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp duy trì, mở rộng mạng lưới phân phối, thị trường tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Mô hình cũng nhằm tạo cơ hội quảng bá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh.

Phương Linh


Các tin khác


Nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về công tác dân số và phát triển, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh tham mưu, tổ chức thực hiện đa dạng các các nội dung, chương trình, mô hình, đề án. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), tỉnh đã và đang tập trung thực hiện "Mô hình can thiệp truyền thông dân số cho đồng bào sinh sống tại vùng đồng bào DTTS&MN”.

Nông dân xã Kim Lập làm giàu từ mô hình trồng chuối tiêu hồng

Đến xóm Trò, xã Kim Lập (Kim Bôi), chỉ cần hỏi thăm cái tên "Nam chuối” thì không ai trong xóm thấy xa lạ. Đây là biệt danh mà người dân xóm đặt cho nông dân Bùi Thành Nam, người dân tộc Mường, bởi anh là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế, gắn bó, khởi nghiệp cùng mô hình trồng chuối tiêu hồng thành công tại địa phương.

Quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình quan tâm. Sự nghiệp GD&ĐT vùng dân tộc chuyển biến tích cực. Hệ thống trường, lớp học được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.

Hỗ trợ nông dân các dân tộc thiểu số huyện Mai Châu xây dựng sản phẩm OCOP

Với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Mai Châu tích cực hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng các sản phẩm OCOP. Từ đó, góp phần phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ở địa phương, gia tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

Viettel Hoà Bình góp phần chăm lo cho hộ khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, Viettel Hoà Bình đã có những đóng góp thiết thực đối với công tác đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số... Qua đó, góp phần không nhỏ vào thực hiện những mục tiêu, định hướng chung của tỉnh đối với hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn và Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trong năm 2025.

Xã Tòng Đậu quan tâm nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Những ngày cuối tháng 11, chúng tôi trở lại thăm xã Tòng Đậu (Mai Châu), cảm nhận sự đổi thay từ cơ sở hạ tầng đến cuộc sống của người dân. Xã có 6 xóm với 5 dân tộc (Thái, Mường, Kinh, Dao, Hoa) cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm trên 80%. Thời gian qua, người dân được hưởng lợi từ các chương trình, dự án, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục