Những năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc có hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đời sống nhân dân ổn định, từng bước được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.


Người dân xã Thống Nhất (Lạc Thủy) đầu tư chăn nuôi gà, phát triển kinh tế gia đình.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2025, huyện Lạc Thuỷ được ngân sách Trung ương hỗ trợ 47.645 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 23.400 triệu đồng, vốn sự nghiệp 24.245 triệu đồng); ngân sách địa phương đối ứng 3.329,2 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 2.962 triệu đồng, vốn sự nghiệp 367,2 triệu đồng); nguồn vốn huy động nhân dân đóng góp 1.243 triệu đồng. Cùng với đó, huyện huy động nguồn lực các chương trình, dự án tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông nông thôn, thủy lợi vùng đồng bào DTTS, đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo đó, Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các thôn đặc biệt khó khăn đầu tư xây dựng 36 công trình, tổng nguồn vốn 26.420 triệu đồng, trong đó, vốn Trung ương hỗ trợ 23.400 triệu đồng, ngân sách huyện đối ứng 2.180 triệu đồng, nhân dân đóng góp 840 triệu đồng. 

Để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào vùng DTTS&MN, huyện dành nguồn vốn 8.957 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 6.400 triệu đồng; vốn sự nghiệp 2.002 triệu đồng; ngân sách địa phương 362 triệu đồng; nhân dân đóng góp 193 triệu đồng) thực hiện đầu tư 2 công trình nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ xây dựng 43 nhà ở cho hộ nghèo. Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 42 hộ nghèo tại xã Thống Nhất bằng hình thức mua máy nông nghiệp; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 527 hộ nghèo bằng hình thức hỗ trợ téc chứa nước. 

Thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng tại 15 thôn đặc biệt khó khăn cho khoảng 400 hộ nghèo, hộ cận nghèo, tổng nguồn vốn 10.236,6 triệu đồng (4 dự án nuôi gà Lạc Thủy, 15 dự án nuôi trâu, bò sinh sản). Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng được người dân đón nhận, đem lại hiệu quả thiết thực cho hộ nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập, các hộ chủ động trong sản xuất thâm canh, hướng tới sản xuất hàng hoá, xoá đói, giảm nghèo bền vững. 

Ngoài ra, người dân vùng đồng bào DTTS&MN đã và đang được tiếp cận hầu hết các chương trình tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai. Từ năm 2019 đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã hỗ trợ 14.133 lượt khách hàng vay vốn, kinh phí trên 651 tỷ đồng, có 7.249 hộ DTTS được vay vốn. Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ DTTS đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, hạn chế tình trạng tín dụng đen. 

Đồng chí Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết: Nguồn vốn của chương trình và các nguồn lực khác đã đem lại hiệu quả trên các lĩnh vực đời sống xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Thời gian tới, huyện Lạc Thủy tiếp tục tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân về ý thức tự giác, chủ động tham gia. Tập trung đầu tư, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí gắn với đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho đồng bào DTTS. Thực hiện tốt công tác đấu tranh chống các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc, giải quyết kịp thời đơn thư, khiếu nại của nhân dân, không để xảy ra những điểm nóng về an ninh, trật tự xã hội vùng đồng bào DTTS. Thường xuyên giám sát, đánh giá việc tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách về công tác dân tộc trên địa bàn huyện.


Đinh Thắng



Các tin khác


Trưởng xóm Bùi Văn Thao phát huy vai trò người có uy tín

Ở tuổi 64, ông Bùi Văn Thao, trưởng xóm Tiềng, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã 17 năm được bầu là người có uy tín. Với dáng vẻ nhanh nhẹn, cử chỉ hoạt bát "miệng nói, tay làm”, ông không chỉ phát huy vai trò "cầu nối” tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách Đảng tới nhân dân mà còn tiên phong trong mọi phong trào, hoạt động của địa phương.

Nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình về công tác dân số và phát triển, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh tham mưu, tổ chức thực hiện đa dạng các các nội dung, chương trình, mô hình, đề án. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), tỉnh đã và đang tập trung thực hiện "Mô hình can thiệp truyền thông dân số cho đồng bào sinh sống tại vùng đồng bào DTTS&MN”.

Nông dân xã Kim Lập làm giàu từ mô hình trồng chuối tiêu hồng

Đến xóm Trò, xã Kim Lập (Kim Bôi), chỉ cần hỏi thăm cái tên "Nam chuối” thì không ai trong xóm thấy xa lạ. Đây là biệt danh mà người dân xóm đặt cho nông dân Bùi Thành Nam, người dân tộc Mường, bởi anh là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế, gắn bó, khởi nghiệp cùng mô hình trồng chuối tiêu hồng thành công tại địa phương.

Quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình quan tâm. Sự nghiệp GD&ĐT vùng dân tộc chuyển biến tích cực. Hệ thống trường, lớp học được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.

Hỗ trợ nông dân các dân tộc thiểu số huyện Mai Châu xây dựng sản phẩm OCOP

Với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Mai Châu tích cực hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng các sản phẩm OCOP. Từ đó, góp phần phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ở địa phương, gia tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.

Viettel Hoà Bình góp phần chăm lo cho hộ khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, Viettel Hoà Bình đã có những đóng góp thiết thực đối với công tác đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số... Qua đó, góp phần không nhỏ vào thực hiện những mục tiêu, định hướng chung của tỉnh đối với hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn và Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trong năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục