(HBĐT) - Tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 đã nêu rõ về vai trò của công tác chăm sóc sức khỏe trong xây dựng nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ”. Điều đó càng được thể hiện rõ nét hơn trong việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, được đề cập tới tại dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng.

 

Hệ thống y tế được bao phủ từ Trung ương tới địa phương và tới tận thôn, bản bao gồm: Tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, huyện và xã. Trong đó  mạng lưới  y tế  huyện và xã (y tế cơ sở)  là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp (đi lại, ăn ở, người nhà đi theo chăm sóc...). Đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn. Là nơi mà người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách dễ dàng. Đây cũng chính là nơi có thể phát hiện bệnh sớm, đảm bảo mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản, hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân.

 

Trong những năm qua, y tế cơ sở đã góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết của nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Triển khai khám bảo hiểm tại  y tế xã  đã thu được những kết quả bước đầu. Nhiều nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe đã được triển khai rộng khắp và đạt được những kết quả đáng ghi nhận: tiêm chủng mở rộng, phòng - chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ,  trẻ em  và KHHGĐ, lồng ghép chăm sóc trẻ ốm, làm mẹ an toàn, giám sát dịch bệnh , phòng - chống một số bệnh không lây nhiễm... Nhờ đó, một số bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán, các chỉ số sức khỏe của người dân được cải thiện rõ rệt, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế. 

 

Mặc dù đạt được những thành tựu như vậy nhưng hệ thống y tế, đặc biệt là mạng lưới  y tế  cơ sở đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao, cả về số lượng và chất lượng, trong khi đó khả năng đáp ứng của của hệ thống y tế còn hạn chế. Cơ chế hoạt động  của y tế cơ sở chưa phù hợp: Tách biệt giữa y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám - chữa bệnh. Điều đó gây khó khăn trong quản lý, điều hành và bất cập trong tổ chức thực hiện. Thiếu sự chăm sóc liên tục, đặc biệt khi tốc độ già hóa dân số một cách nhanh chóng cùng với sự gia tăng về các bệnh không lây nhiễm đã làm thay đổi về nhu cầu chăm sóc sức khỏe.  Công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng còn hạn chế.  Các chương trình, dự án thiếu sự lồng ghép trong quá trình triển khai. Việc cung ứng thuốc và danh mục thuốc tại trạm y tế còn hạn chế. Trong nhiều năm liền chưa có đầu tư tập trung cho y tế cơ sở, hậu quả là nhiều trạm y tế xuống cấp, thiếu các trang thiết bị. Cơ chế tài chính cho y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa phù hợp:  giá dịch vụ tại tế cơ sở thấp, không tạo động lực khuyến khích  mở rộng  và phát triển dịch vụ y tế. Cán bộ làm việc tại cơ sở với áp lực công việc lớn nhưng khó có cơ hội để nâng cao nghiệp vụ. Hơn nữa phụ cấp ưu đãi cho cán bộ cơ sở thấp gây khó khăn cho việc thu hút cũng như giữ chân cán bộ.

 

Với tất cả những lý do trên đã làm hạn chế việc sử dụng các dịch vụ y tế tuyến cơ sở. Tình trạng vượt tuyến và gây quá tải cho Bệnh viện tuyến trên kéo dài, làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe của gia đình và xã hội. Đồng thời tạo ra sự khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa các vùng miền, làm cho hệ thống y tế kém công bằng và hiệu quả.  Chính vì vậy, tăng cường y tế cơ sở  gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu  là yêu cầu cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài. Vấn đề này cần được đề cập rõ hơn, sâu sắc hơn tại dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần thứ XII của Đảng. Thực hiện Chỉ thị số 06 của BCH T.Ư về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nhiều giải pháp đã được đề ra. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó cần sự cam kết chính trị mạnh mẽ và nhất quán xuyên suốt qua các thời kỳ cho đầu tư và phát triển. Hệ thống y tế cần được tổ chức theo hướng ưu tiên cho y tế cơ sở để thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu với nhiều giải pháp đồng bộ và phù hợp như: về cơ chế hoạt động của y tế cơ sở, tài chính và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và hệ thống thông tin.

 

 

 

 

                                                               Lê Xuân Hoàng

                                                        (Phó Giám đốc Sở Y tế)

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn không bỏ lỡ cơ hội phát triển: Bài 1 - Nghiêm túc đánh giá những thách thức cần giải quyết

(HBĐT) - Khát vọng, khát khao phát triển và mong muốn phát triển, thời gian qua, huyện Lạc Sơn được biết đến là địa phương có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy nhận thức; quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành giải quyết những khó khăn, vướng mắc, nút thắt cản trở sự phát triển và có những chuyển biến tốt trong công tác cán bộ, giải phóng mặt bằng. Nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào sự đồng hành, hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền đã "xuống tiền” triển khai dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, đô thị, thương mại, dịch vụ, mở ra cơ hội rất lớn để Mường Vang bứt phá vươn lên, hiện thực hoá Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXVII.

Trách nhiệm vì mục tiêu tăng trưởng 9% năm 2022

(HBĐT) - Với sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, sự chuyển động của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,13%, nhiều lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ đạt kết quả khá. Tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kịch bản tăng trưởng các quý còn lại của năm 2022, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, quyết liệt chỉ đạo giải ngân hấp thụ các nguồn vốn trong và ngoài ngân sách, tạo động lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 9% năm 2022.

Đảng bộ huyện Kim Bôi nâng cao chất lượng hệ thống chính trị: Bài 2 - Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng - giải pháp căn cơ

(HBĐT) - Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc; mở rộng dân chủ, đi đôi với siết chặt kỷ luật, kỷ cương và phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu… Đó là những giải pháp căn cơ giúp Kim Bôi xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển. Và để thực hiện nhóm giải pháp đó, Kim Bôi xác định: Tập trung cho công tác cán bộ là nhiệm vụ tiên quyết.

Đảng bộ huyện Kim Bôi nâng cao chất lượng hệ thống chính trị: Bài 1 - Đề cao vai trò cơ sở

(HBĐT) - Hệ thống chính trị vững mạnh thể hiện bằng hiệu quả các hoạt động tại địa phương. Thực tiễn ở huyện Kim Bôi cho thấy nơi nào quan tâm xây dựng hệ thống chính trị thì ở đó có sự phát triển.

Khó khăn trong phát triển đảng viên mới ở huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Năm 2021, Đảng bộ huyện Kim Bôi là một trong những điểm sáng khi hoàn thành chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới trước 2 tháng so với kế hoạch đề ra, với chất lượng đảng viên đảm bảo. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm nay, Đảng bộ huyện chỉ phát triển thêm 46 đảng viên, trong khi chỉ tiêu được giao là 150, tức là dù đã nửa năm nhưng số đảng viên kết nạp mới chỉ đạt 30,7%.

Huyện Cao Phong: Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW: Quyết tâm, trách nhiệm, thực chất, chú trọng vai trò nêu gương

(HBĐT) - Hàng năm, ngay từ tháng 1, 100% cán bộ, đảng viên (CB, ĐV), công chức, viên chức nghiêm túc xây dựng kế hoạch cá nhân học tập và làm theo (HT) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu HT Bác được cá nhân hóa, đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm, vai trò, trách nhiệm của từng người, không rập khuôn, hình thức. Điều đáng ghi nhận trong quá trình Đảng bộ huyện Cao Phong triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, đó là vừa phát huy được vai trò nêu gương của CB, ĐV, vừa tạo sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp nhân dân và người lao động. Vì thế, Đảng bộ huyện đã đưa việc HT Bác đi sâu vào cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục