(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo thôn An Sơn 1, xã An Bình (Lạc Thủy), chàng thanh niên Bùi Đông Giang không nuôi mộng đổi đời từ tìm kiếm việc làm ở các thành phố lớn. Anh chọn cho mình lối đi riêng - phát triển kinh tế từ nuôi gà trên mảnh đất quê hương.


Qua tìm hiểu, tâm sự với anh Giang, chúng tôi được biết: Năm 2014, anh bàn với gia đình xây dựng chuồng trại khép kín với diện tích 1.000 m2 để nuôi gà trắng thương phẩm cho Công ty Jappha. 11 lứa gà trắng thương phẩm được nuôi trong 1 năm rưỡi nhưng khi tính toán tiền công được trả và tiền vốn gia đình đầu tư xây dựng chuồng trại, tiền lời lãi thu về không đáng kể. Bên cạnh đó, nhận thấy ở Lạc Thuỷ có giống gà bản địa đang được thị trường ưa chuộng với chất lượng thịt thơm ngon, mẫu mã đẹp, anh Giang đã nung nấu ý định bảo tồn, phát triển và nhân rộng giống gà quý của địa phương để bán cho bà con quanh vùng và các địa phương lân cận.


Anh Bùi Đông Giang chăm sóc đàn gà giống bản địa 1 tuần tuổi theo mô hình nuôi nhốt khép kín tại trang trại.

Ý tưởng đó nhận được sự đồng tình của gia đình, nhất là sự giúp đỡ về kỹ thuật của Viện Nghiên cứu giống gia cầm Việt Nam. Cùng với đó là sự đam mê nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi các mô hình hay, cách làm hiệu quả, ứng dụng mới về nuôi gà. Học hỏi kết hợp với kinh nghiệm tích lũy được từ khi nuôi gà trắng thương phẩm, anh đã rút ra kinh nghiệm cho riêng mình và đi đến quyết định: Nuôi gà Lạc Thủy không theo hình thức thả vườn mà áp dụng kỹ thuật công nghiệp, nuôi hoàn toàn trong môi trường khép kín, vô trùng, cách biệt với bên ngoài. Chuồng trại, máng ăn, máng uống, bóng sưởi, lò đốt than tăng nhiệt đã được anh tận dụng và chuẩn bị chu đáo đón lứa gà đầu tiên với số lượng 4.000 con.

Ngoài chú trọng chăn nuôi và phát triển giống gà Lạc Thủy bản địa, anh Bùi Đông Giang còn được mọi người biết đến là thanh niên dám nghĩ, dám làm, chịu thương, chịu khó. Hiện tại, Giang là ông chủ của xưởng gạch bê tông công nghệ cao, trồng trên 4 ha bưởi và chanh. Bên cạnh đó là đại lý phân phối của 3 hãng thức ăn chăn nuôi lớn. Anh luôn nhiệt tình giúp đỡ ĐV-TN, bạn bè kỹ thuật chăn nuôi gà, tạo việc làm thường xuyên từ 7 - 10 lao động thời vụ làm việc tại trại gà và xưởng gạch bê tông với mức lương từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.                                                                     

                                                                  Hà Chung (Đài Lạc Thủy)


Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục