Anh Bùi Văn Tự cho biết: "Sản xuất gạch bê tông không sử dụng đất nông nghiệp, quy trình làm ra sản phẩm không sử dụng than, củi nên tiết kiệm được nhiên liệu. Bên cạnh đó, nguyên liệu sản xuất gạch bê tông đều có sẵn tại địa phương như cát, đá, xỉ vôi. Quá trình sản xuất không sinh ra chất gây ô nhiễm, khí thải độc hại. Sản phẩm làm ra đáp ứng tốt các tiêu chí về kỹ thuật cũng như kết cấu. Do đó, gạch bê tông do cơ sở của tôi sản xuất được sử dụng rộng rãi, người dân trong vùng ưa chuộng”.
Để viên gạch đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng, anh Tự luôn sát sao trong từng công đoạn sản xuất. Xưởng gạch hoạt động đến nay đã được 2 năm, mỗi ngày sản xuất từ 1.500 - 2.000 viên. Giá thành mỗi viên gạch ước tính thấp hơn hoặc ngang bằng gạch nung bình thường do dây chuyền sản xuất, công nghệ đã được nội địa hóa tối đa, sau khi trừ các khoản chi phí: nhân công, vận chuyển… anh thu lãi từ 150-160 triệu đồng/năm.
Đến thăm ngôi nhà khang trang của gia đình anh Tự, ít ai biết trước kia anh có thời gian khó khăn. Sinh ra trong gia đình thuần nông lại đông anh em nên từ khi còn trẻ, anh đã phải bươn chải mưu sinh. Sau khi học xong phổ thông, do gia đình không đủ điều kiện, ước mơ đến cổng trường đại học với anh đành phải gác lại, anh ở nhà phụ giúp cha mẹ việc đồng áng và làm công nhân phụ giúp gia đình. Mặc dù hiện tại, khoản thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm là ước mơ của nhiều người nhưng vẫn chưa khiến anh bằng lòng. Anh dự định trong thời gian tới sẽ mua thêm máy móc, mở rộng diện tích nhà xưởng nhằm tăng hơn nữa thu nhập cho gia đình. "Khởi nghiệp ở tuổi 45 không phải là sớm nhưng cũng chưa phải là muộn nếu có ý chí làm giàu”, anh Tự chia sẻ.
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Huệ, xóm Bắc Yên, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) không ngừng nỗ lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, gây dựng quy mô trang trại tổng hợp rộng 4 ha, trong đó có hơn 1 ha ổi đem lại nguồn thu ổn định hàng trăm triệu đồng/năm. Bà được người dân gọi là “Vua ổi Yên Mông” và được đề xuất khen thưởng điển hình học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của TP Hòa Bình năm nay.
(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội LHPN huyện Lạc Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ của gia đình chị Bùi Thị Niền, xóm Bái, xã ân Nghĩa. Thăm vườn cây đang đến độ thu hoạch và được nghe kể về quá trình đưa cây thanh long về vùng đất đồi khô cằn này chúng tôi mới thấy, để có được kết quả như ngày hôm nay với gia đình chị Niền là cả một quá trình học hỏi, cần mẫn và quyết tâm.
(HBĐT) - Từ xa xưa đến nay, để tăng dư vị của bữa ăn, trong mâm cơm của người Mường không thể thiếu một lọ dấm ớt. Nhiều người đã nói rằng, dù mâm cỗ có nhiều thịt thà bao nhiêu mà thiếu vài trái ớt dấm thơm lừng thì bữa cơm cũng chẳng thể ngon miệng. Thân thuộc là vậy nhưng ít ai ngờ rằng, những trái ớt nhỏ bé lại mở ra con đường khởi nghiệp lớn đối với một chàng thanh niên người Mường nhạy bén…