(HBĐT) - Xác định phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, giúp thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Qua các hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội, nhiều hội viên, thanh niên trong tỉnh đã vươn lên làm giàu chính đáng, mang lại giá trị lớn cho cộng đồng.
Đoàn viên thanh niên thăm quan gian trưng bày sản phẩm từ cây sa chi của Trịnh Thị Thanh Hòa (thứ 2 từ phải sang) tại Đại hội đại biểu Hội LHTN tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2019-2024.
Là đoàn viên trẻ, thạc sỹ có kiến thức về khoa học cây trồng, Trịnh Thị Thanh Hòa ở thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) luôn ấp ủ hoài bão khởi nghiệp. Tuy nhiên, phải đến khi được tổ chức Đoàn, Hội hỗ trợ tham gia các hoạt động tập huấn khởi nghiệp; hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh, marketing, kết nối với các doanh nghiệp, dự án..., Hòa mới tự tin tham gia dự thi và dành giải nhì cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình lần thứ I, năm 2018”. Từ giải nhì cuộc thi này, Hòa tiếp tục tham gia và giành giải nhất cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp của Hội LHPN tỉnh, lọt vào vào chung kết cuộc thi "Dự án khởi nghiệp, sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019".
Không chỉ thành công với ý tưởng, dự án dự thi, Hòa đã mạnh dạn cùng HTX Dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình phát triển trên 100 ha cây sa chi tại 5 xã của huyện Đà Bắc và xã Hòa Bình (TP Hòa Bình). Cùng với diện tích cây sa chi, Hòa kết hợp trồng hơn hơn 50 ha các loại cây: nghệ đỏ cao sản Cu Ba, xạ đen, ngô ngọt, bơ Mã Dưỡng… Năm 2019, Hòa xây dựng xưởng sản xuất, chế biến sản phẩm dầu sa chi omega, làm hạt dinh dưỡng và một số sản phẩm phụ khác từ cây sa chi. Dự án của Hòa đã giải quyết việc làm cho 250 hộ nông dân, giúp họ tham gia liên kết hình thành thói quen sản xuất hàng hóa theo chuỗi liên kết giá trị; đồng thời tạo ra sản phẩm có lợi cho sức khỏe có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Các sản phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, giúp Hòa có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đồng chí Phạm Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch TT Hội LHTN tỉnh cho biết: Ý tưởng, dự án của đoàn viên, hội viên Trịnh Thị Thanh Hòa là một trong hàng trăm dự án, mô hình kinh tế của thanh niên làm chủ nhận được sự hỗ trợ, khích lệ của tổ chức Đoàn, Hội. Từ đó tác động mạnh mẽ, khuyến khích thanh niên phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Trong 5 năm (2014-2019), toàn tỉnh đã hỗ trợ, xây dựng mới 112 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ; tổ chức 112 lớp tập huấn cho 3.450 hội viên, thanh niên, thành viên HTX, tổ hợp tác, CLB thanh niên phát triển kinh tế; 43 buổi tọa đàm giúp thanh niên phát triển kinh tế...
Năm 2017, Tỉnh Đoàn thành lập Hội đồng chuyên gia tổ tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp với các thành viên của Tỉnh Đoàn và Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh nhằm hỗ trợ thanh niên trong hợp tác, trao đổi thông tin, kiến thức và kỹ năng; hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp khả thi của thanh niên; kêu gọi các nguồn vốn, tổ chức hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Tháng 10/2018, BTV Tỉnh Đoàn phối hợp Ban Thư ký Ủy ban Hội LHTN tỉnh thành lập các CLB "Thanh niên khởi nghiệp tỉnh Hòa Bình". Cùng với đó, đã kết nối được 3 gói hỗ trợ phần mềm kế toán miễn phí cho 3 doanh nghiệp trẻ mới thành lập và có thành tích xuất sắc trong cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên Hòa Bình lần thứ I"; tổ chức 2 cuộc tập huấn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi sự lập nghiệp cho hơn 100 thanh niên tham dự. Xây dựng chương trình hỗ trợ vốn cho thanh niên khởi nghiệp, năm 2018, Đoàn, Hội đã phối hợp với Ngân hàng BIDV hỗ trợ gói tín dụng 100 tỷ đồng cho thanh niên, doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp. Hiện nay, nguồn vốn đang được rà soát điều kiện của các chủ dự án để được vay vốn.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Những trái ớt rừng nhỏ, có vị cay dịu, thơm, giòn đặc trưng của núi rừng Phú Lương (Lạc Sơn) đang được tổ hợp tác (THT) ớt rừng Phú Lương phát triển thành sản phẩm hàng hóa, kỳ vọng sẽ đưa thương hiệu đặc sản của địa phương trụ vững trên thị trường. Năm 2020, Lạc Sơn dự kiến đưa sản phẩm ớt rừng Phú Lương là sản phẩm OCOP của huyện.
(HBĐT) - Là một hội viên phụ nữ năng nổ, nhiệt tình, chịu khó, không ngừng học hỏi, phấn đấu vươn lên và có ý thức trách nhiệm trong công việc, chị Quách thị Điệp, Trưởng nhóm rau hữu cơ Lầm Trong, xóm Ba Lầm, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) là một tấm gương điển hình trong nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ.
(HBĐT) - Nhằm giữ gìn thương hiệu cam Cao Phong, huyện Cao Phong đã chú trọng triển khai mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP và tăng cường xúc tiến, quảng bá thương hiệu để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Từ khi triển khai đến nay, chuỗi cam VietGAP đã cho năng suất, chất lượng hơn hẳn so với cam được trồng theo hướng truyền thống.
(HBĐT) - Với sự đồng thuận của người dân, sự chỉ đạo sáng suốt của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tháng 11/2015, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đã cán đích nông thôn mới (NTM). Đồng Tâm hôm nay có nhiều khởi sắc với những ngôi nhà san sát, đường bê tông chạy dài trên cánh đồng lúa, vườn cây tốt tươi, chuồng trại kiên cố, đời sống nhân dân ngày càng ấm no.
(HBĐT) - "Chuỗi liên kết phát triển vùng nguyên liệu trồng và sản xuất các sản phẩm của cây sachi theo tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu tại huyện Đà Bắc" của chị Trịnh Thị Thanh Hòa, hội viên phụ nữ huyện Đà Bắc thành viên CLB thanh niên khởi nghiệp của Tỉnh Đoàn đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo phụ nữ Hòa Bình lần thứ nhất, năm 2019" và lọt vào vòng chung kết cuộc thi "Dự án khởi nghiệp, sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2019".
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Sơn cho biết: Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Hội LHPN các cấp trong huyện triển khai các hoạt động hướng đến tiếp sức mô hình kinh tế do phụ nữ thực hiện; hỗ trợ nhóm phụ nữ yếu thế vươn lên làm chủ, phát huy lợi thế và tiềm năng của phụ nữ trong sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện giúp phụ nữ đóng góp nhiều hơn cho kinh tế địa phương.