(HBĐT) -  Theo số liệu thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Mai Châu, hiện toàn huyện có 24 trường mầm non với gần 4.500 trẻ. Trong đó có 1.318 trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, 3.178 trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Đáng lưu ý là dân tộc Kinh chỉ chiếm 14%, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 86% dân số toàn huyện. Do đó, vấn đề tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi đã được huyện đặc biệt quan tâm.


Học sinh lớp mẫu giáo 5 tuổi, trường Mầm non Tòng Đậu (Mai Châu) được làm quen với chữ cái.

Chúng tôi có mặt tại trường Mầm non Tòng Đậu khi cô, trò lớp mẫu giáo 5 tuổi đang trong giờ học chữ. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đỗ Thị Hảo, Hiệu trưởng trường Mầm non Tòng Đậu cho biết: Học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ trên 80% tổng số học sinh nhà trường. Do đó, chúng tôi hết sức quan tâm thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Cụ thể, nhà trường đã tiến hành điều tra, rà soát học sinh dân tộc thiểu số cần phải tăng cường tiếng Việt ở theo từng mức độ. Đồng thời, khảo sát cơ sở vật chất, năng lực của giáo viên và khả năng sử dụng tiếng dân tộc của giáo viên. Trường cũng đã quan tâm thực hiện tốt việc phối kết hợp với cha mẹ học sinh và các ban, ngành, đoàn thể để xây dựng mô hình câu lạc bộ tăng cường tiếng Việt. Tổ chức nhiều hoạt động để tăng cường tiếng Việt cho trẻ em ở mọi lúc, mọi nơi, đa dạng, linh hoạt cả trong nhà trường, gia đình và xã hội. Ngoài ra, trường đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, tạo sân chơi, cơ hội cho học sinh phát triển khả năng nói tiếng Việt, chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1.

 Kết thúc năm 2018, huyện Mai Châu có 23/23 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đặc biệt, cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục mầm non nói chung, cho trẻ 5 tuổi nói riêng đã được quan tâm đầu tư. Huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tại 23 xã, thị trấn theo quy hoạch. Điều kiện giao thông tới trường và các điểm trường là đường nhựa và đường bê tông bảo đảm đưa đón trẻ thuận lợi, an toàn. Số phòng học 56/56, đạt tỷ lệ 1 phòng học/lớp. 100% phòng học lớp 5 tuổi được xây kiên cố hoặc bán kiên cố bảo đảm an toàn, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng. Phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5 m2/trẻ. 56/56 lớp 5 tuổi có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu theo quy định, tỷ lệ đạt 100%. Các trường học đảm bảo yêu cầu xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước, có nhà bếp, công trình vệ sinh đủ và đạt yêu cầu, sân chơi có đồ chơi ngoài trời. Đặc biệt, 100% trẻ là con em các dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt, biết sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, nhận thức.

Đồng chí Vũ Đức Hạnh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mai Châu cho biết: Thực tế hiện nay, phần lớn học sinh vùng dân tộc thiểu số chỉ sử dụng tiếng Việt khi đến trường, còn ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày đa phần sử dụng tiếng dân tộc. Phòng đã chỉ đạo các nhà trường tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha, mẹ trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em. Vận động các gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho con em đến trường, lớp và học 2 buổi/ngày, bảo đảm chuyên cần. Tăng cường  bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số, tập trung vào các xã vùng sâu, xa, vùng có đông đồng bào là người dân tộc thiểu số. Các nhà trường cũng đã tích cực xây dựng và bảo đảm duy trì môi trường tiếng Việt. Phòng cũng đã trang bị tài liệu, học liệu, tranh, ảnh, băng đĩa phù hợp, thân thiện với trẻ em người dân tộc thiểu số cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vùng dân tộc thiểu số. Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, học liệu phần mềm dạy học tiếng Việt phù hợp cho tất cả các nhóm, lớp, điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn có trẻ em người dân tộc thiểu số. Quyết tâm giảm thiểu tình trạng trẻ em người dân tộc thiểu số thiếu kiến thức, kỹ năng do hạn chế tiếng Việt. 


 Dương Liễu

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Lan tỏa phong trào thi đua quyết thắng

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua quyết thắng được cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Mai Châu tích cực thực hiện, đi vào nền nếp, tạo nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa sâu rộng trong trong toàn LLVT huyện, góp phần củng cố vững chắc khu vực phòng thủ và đảm bảo an sinh xã hội.

Huyện Mai Châu: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy lợi thế về nông nghiệp, du lịch, những năm qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Mai Châu nỗ lực vượt khó khởi nghiệp, mạnh dạn xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Từ đó, lan tỏa đam mê, khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên.

Huyện Mai Châu: Phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Mai Châu có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế để vượt lên đói nghèo, góp phần đẩy nhanh Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động thanh niên tình nguyện hướng về cơ sở

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên Công an huyện Mai Châu vừa phối hợp với tuổi trẻ Phòng Cảnh sát QLHC về TTATXH (Công an tỉnh) và Đoàn Thanh niên thị trấn Mai Châu tổ chức hoạt động tình nguyện hướng về cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chiến dịch cấp căn cước công dân (CCCD) tại địa bàn thị trấn Mai Châu.

Xã Vạn Mai: Tích cực đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - "Triển khai chương trình hành động, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống để tạo những chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn là điều cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm sau mỗi kỳ đại hội. Tại Đảng bộ xã Vạn Mai (Mai Châu), sau khi tổ chức thành công đại hội Đảng 2 cấp, cấp ủy các chi bộ trực thuộc đã khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều phần việc để cụ thể hóa nghị quyết, hướng đến triển khai các chỉ tiêu đề ra ngay từ đầu nhiệm kỳ” - đồng chí Hà Thị Viễn, Bí thư Đảng ủy xã cho biết.

Huyện Mai Châu: Đổi thay từ thực hiện chính sách dân tộc

(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Mai Châu đã thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển KT-XH, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo nguồn lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục