(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có tổng diện tích mặt nước 16.800 ha, địa phận tỉnh ta 8.900 ha thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình, là tiềm năng và lợi thế lớn để phát triển nghề cá. Hồ Hòa Bình được coi là kho tàng quý báu về thủy, sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên và khu hệ các phân bố trên các loại thủy vực tự nhiên ở hồ Hòa Bình tương đối phong phú.

Theo kết quả điều tra khảo sát về thực trạng nguồn lợi thủy sản trên vùng hồ sông Đà của Sở KH &CN, sau 30 năm ngập nước, trên khu vực hồ Hòa Bình xác định 24 bãi cá đẻ tự nhiên của 4 nhóm cá đẻ trứng, gồm nhóm cá đẻ trứng trôi nổi, nhóm cá đẻ trứng dính và bán dính, nhóm cá đẻ trứng hang hốc, nhóm cá đào hố đẻ và ấp trứng trong miệng. Khu hệ cá sông Đà địa phận tỉnh ta gồm: 94 loài và phân loài, thuộc 712 giống, 21 họ trong 8 bộ. Trong số này có 88 loài cá bản địa, chiếm 93,6%, 6 loài cá di nhập, chiếm 6,4% và có 12 loài trong sách đỏ Việt Nam năm 2007, chiếm 12,8%. Kết quả đã bổ sung 7 loại thuộc 3 họ, 3 bộ cá vào danh sách cá sông Đà thuộc địa phận tỉnh của những nghiên cứu trước đó. Hồ có nhiều loài cá quý hiếm như: chiên, bỗng, lăng, dầm xanh, anh vũ và nhiều loại thủy sản quý khác.

 

Từ năm 2012 trở lại đây, tỉnh ta duy trì thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản trên hồ Hòa Bình, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Sở NN &PTNT đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo, ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 22/9/2014 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương thực hiện các giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản như tổ chức các hoạt động tập huấn, tuyên truyền, giới thiệu Luật Thủy sản và các văn bản liên quan, đặc biệt là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác thủy sản. Cùng với đó, công tác tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản được quan tâm. Tỉnh duy trì lễ phát động phong trào bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thả cá giống trên vùng hồ từ nhiều năm nay. Qua đó góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng hồ hòa Bình.

Theo Chi cục Thủy sản, những năm qua, nghề khai thác, đánh bắt, nuôi cá trên hồ Hòa Bình là hướng phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo cho người dân. Dù vậy, tình trạng khai thác thủy sản quá mức, vi phạm các quy định khiến nguồn lợi thủy sản suy giảm, nhiều loại cá quý có nguy cơ tuyệt chủng.

Phó Giám đốc Sở NN &PTNT Nguyễn Anh Quân cho biết: Nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình, Sở NN &PTNT phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về thực hiện Luật Thủy sản và các văn bản pháp luật liên quan. Đồng thời kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm như sử dụng xung điện, kích điện, thuốc nổ, chất độc, các loại ngư cụ có mắt lưới nhỏ hơn quy định để đánh bắt thủy sản. Bổ sung nguồn lợi thủy sản, quản lý các giống loài thủy sinh; kết hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản với phát triển tổng thể KT -XH. Triển khai quy hoạch các bãi cá đẻ, bãi ươm dưỡng thủy sinh vật nhằm bảo vệ, duy trì, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, có khả năng kháng bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng nuôi trồng thủy sản sạch và bền vững. Chú trọng chuyển đổi nghề mới như nuôi cá lồng, bè, chế biến thủy sản hoặc các ngành nghề khác nhằm giảm áp lực khai thác thủy sản. Tổ chức xây dựng các mô hình quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư. Thực hiện chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN &PTNT Vũ Văn Tám, tỉnh đang phối hợp xây dựng đề án bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà dựa vào cộng đồng dân cư, có sự tham gia của các tỉnh Hòa Bình - Sơn La - Phú Thọ và Hà Nội.

 

                                                                                      Lê Chung


Các tin khác


Thưởng thức cá ngần đặc sản hồ sông Đà

(HBĐT) - Cá ngần hay còn gọi là cá tuyết trên lòng hồ sông Đà là loại đặc sản. Cá rất hiếm, chỉ xuất hiện một lần vào khoảng tháng 5 - 6 dương lịch. Vì vậy, loại cá này không nhiều và chỉ có dân sành ăn mới săn tìm.

Thăm chốn tâm linh Đền Bờ

(HBĐT) - Đền Bờ - đền Chúa Thác Bờ là địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến thăm quan, thưởng ngoạn, vãn cảnh hồ Hòa Bình. Bạn có thể đến đền Bờ từ bến cảng Thung Nai (Cao Phong), đi bằng đường thủy mất hơn 30 phút hoặc bạn có thể xuất phát bằng tàu du lịch từ cảng Bích Hạ (TP Hòa Bình), mất khoảng 1 tiếng rưỡi. Đi trên tàu du lịch, trước khi đến với Đền Bờ, bạn sẽ được đắm mình tận hưởng không khí trong lành, chiêm ngưỡng những ngọn núi xếp lô nhô, thấm đẫm màu xanh đại ngàn, làn nước trong xanh, mát rượi như lạc vào chốn bồng lai, tiên cảnh của hồ Hòa Bình.

Dự án đường tỉnh 435 - cơ hội khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 được xác định là dự án trọng điểm của tỉnh đã được khởi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2020 sẽ mở ra cơ hội lớn cho thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình.

“Cú huých” khai thác tiềm năng du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam á. Hồ có chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Trong khu vực lòng hồ có 47 đảo lớn, nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất, diện tích gần 160 ha. Hồ Hòa Bình là sự kết hợp hoàn mỹ của thiên nhiên, hoang sơ mà say đắm. Lòng hồ có nhiều đảo nhỏ, có tiềm năng, lợi thế phát triển các loại hình du lịch như du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái, tâm linh…

Sông Đà - Nơi ghi dấu bậc quân vương

(HBĐT) - Ngày nay, con sông Đà không còn dữ dội với 130 thác, 170 ghềnh "đá núi sắc nhọn như nanh vuốt và những cái hút nước cuồn cuộn luồng gió gùn ghè như chực nuốt người”. Con sông hung hãn khi xưa, giờ đã trở nên hiền hòa như một chú sư tử được thuần phục. Giữa lòng hồ mênh mang nước và lồng lộng gió, trên chiếc thuyền máy nổ giòn hướng thẳng tới Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Thác Bờ (xã Vầy Nưa, Đà Bắc), tôi được nghe kể câu chuyện ly kì về một bậc quân vương khi xưa từng phạt đá đề thơ, ghi lại dấu ấn bằng lưỡi kiếm và những vần thơ như chứa gang, chứa thép.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục