(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, nguyên sơ và đậm đà bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau. Hiền Lương, Cao Sơn, Tiền Phong, Ngòi Hoa, Ba Khan… là những địa danh tuyệt vời để tổ chức các tour du lịch mạo hiểm. Một số loại hình du lịch mạo hiểm như: đi bộ, leo núi, đạp xe đạp địa hình qua đèo dốc và một số trò chơi cảm giác mạnh dưới nước đã thu hút được nhiều du khách đến thăm quan, trải nghiệm trong khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.
Khách du lịch trải nghiệm leo núi xuyên rừng tại xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc).
Chị Lò Thị Trang, chủ Lake View
homestay xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc) chia sẻ: Khách du lịch tới khám phá
xóm Đá Bia rất thích thử sức với các trò chơi mạo hiểm như tắm thác, chèo
thuyền, khám phá hang động, leo núi. Nhiều đoàn khách, đặc biệt là khách nước
ngoài rất thích đi bộ, leo núi. Khách du lịch thường xuyên leo núi Đá Bia. Núi
nằm ngay trung tâm xóm, cao khoảng 250 m. Trên đỉnh núi Đá Bia khách du lịch
được thưởng thức một bức tranh tuyệt đẹp với không gian thoáng đạt, bầu trời
xanh, những tia nắng chiếu rọi khắp xóm.
Hiện nay, tại các điểm du lịch
nằm trong khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát
triển loại hình du lịch mạo hiểm. Với vị trí đắc địa của khu vực Tây Bắc, khu
du lịch quốc gia hồ Hòa Bình có hệ thống hang động kỳ vỹ, lịch sử lâu đời. Một
số hang động được Sở VH-TT&DL khảo sát và bắt đầu đưa vào khai thác để tổ
chức các tour trải nghiệm khám phá hang động như: hang Đồi Sầm (xã Toàn Sơn),
hang Sông (xã Vầy Nưa) thuộc huyện Đà
Bắc; hang Thỏ, động Hoa Tiên, hang Cối, hang Nước, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc)… Mỗi hang động là một kiệt tác do
thiên nhiên tạo nên sau hàng triệu năm. Là một thế giới sống động với những dải
thạch nhũ, cột nhũ đá kỳ ảo muôn hình, muôn vẻ bằng đá để du khách thỏa sức
tưởng tượng. Tuy nhiên, để khám phá hệ thống hang động rất nguy hiểm, du khách
cần trang bị đầy đủ thiết bị kèm theo như: dây, đai, đồ bảo hộ… đảm bảo an toàn
và cần có người dân bản địa dẫn đường.
Bên cạnh đó, các xóm, bản làm du
lịch cộng đồng trên hồ Hòa Bình như: xóm Ké (xã Hiền Lương), xóm Đá Bia (xã
Tiền Phong), xóm Bưa Sen (xã Đồng Nghê), huyện Đà Bắc; xóm Khan Hạ, xã Ba Khan
(Mai Châu); bản Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc)... có nhiều lợi thế mặt nước sông
Đà, nước khá sâu vào mùa tích nước có thể phát triển loại hình đi thuyền cao
tốc cảm giác mạnh, lướt ván, chèo thuyền kayak. Ngoài ra, khách du lịch có thể
trải nghiệm đạp xe đạp địa hình, leo núi ngắm cảnh, trượt dây từ các đỉnh núi
xuống chân núi và ra mặt hồ tạo cảm giác mạnh, hấp dẫn.
Đồng chí Đặng Tuấn Hùng, Trưởng
phòng Nghiệp vụ du lịch (Sở VH-TT&DL) đánh giá: Từ khi triển khai thực hiện
quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, khu du lịch hồ
Hòa Bình đã hình thành và phát triển loại hình du lịch mạo hiểm như: đi bộ, leo
núi, đạp xe địa hình qua đèo dốc, một số trò chơi cảm giác mạnh dưới nước tại
một số điểm du lịch cộng đồng đã thu hút được nhiều du khách thăm quan, trải
nghiệm. Tuy nhiên, với tiềm năng sẵn có của khu du lịch hồ Hòa Bình thì việc
tạo ra các sản phẩm du lịch còn hạn chế và chưa khai thác được các sản phẩm
như: lướt ván trên hồ, ca-no cao tốc, bay dù lượn. Một số hang động có tiềm
năng nhưng chưa được khai thác. Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến loại hình du
lịch mạo hiểm chưa phát triển là do chưa thu hút được nhà đầu tư; chưa có quy
định cụ thể cho dịch vụ vui chơi thể thao mạo hiểm trên hồ; mực nước trên khu
du lịch hồ Hòa Bình không ổn định, lên xuống theo mùa. Một số hang động có tiềm
năng phát triển du lịch mạo hiểm nhưng giao thông đi lại khó khăn, chưa đầu tư
được đường lên xuống trong các hang động để khách thăm quan trải nghiệm.
Thu Thủy
(HBĐT) - Mấy năm gần đây, nhiều người có cùng sở thích đi câu cá thường rủ nhau thành nhóm thuê thuyền đi câu trên lòng hồ Hòa Bình. Nhất là vào dịp thứ bảy, chủ nhật, những thuyền nhỏ ở các bến đều "cháy". Không chỉ thỏa chí đam mê câu cá mà đây còn là cách nhiều người lựa chọn để đi chơi giải trí, nghỉ ngơi thư giãn sau một tuần làm việc vất vả.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích mặt nước 8.000 ha. Hồ có nhiều đảo lớn, nhỏ với cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn gắn với các điểm du lịch tâm linh. Khu du lịch hồ Hòa Bình đã trở thành điểm thăm quan du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến Hòa Bình.
(HBĐT) - Với phong cảnh sơn thủy hữu tình, khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan. Tại đây, du khách không chỉ được khám phá thiên nhiên, văn hóa của người dân bản địa mà còn được thưởng thức ẩm thực độc đáo của người dân lòng hồ sông Đà.
(HBĐT) - TP Hòa Bình là 1 trong 5 huyện, thành phố nằm trong quy hoạch xây dựng và phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Xã Thái Thịnh và 3 phường Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh là những địa phương thuộc quy hoạch Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình. Khách du lịch có thể lên tàu tại cảng Bích Hạ để du ngoạn lòng hồ, tận hưởng không khí mát mẻ cùng những trải nghiệm thú vị trên lòng hồ như: tìm hiểu không gian văn hóa bản Mường ven sông, khám phá các đảo nổi, chiêm bái trốn tâm linh đền Bờ. Sau đó, du khách tiếp tục thăm quan, khám phá Nhà máy thủy điện và Tượng đài Bác Hồ…
(HBĐT) - Tại cảng Thung Nai, thuộc xã Thung Nai (Cao Phong) không xảy ra tình trạng chèo kéo khách. Theo chỉ dẫn của tổ bảo vệ, khách xếp hàng mua vé và xuống tàu. Chủ tàu trang bị đầy đủ áo phao, hướng dẫn khách du lịch những kỹ năng an toàn khi trên tàu. Đến trạm kiểm tra Cảnh sát đường thủy nội địa sẽ kiểm tra số lượng khách, lệnh xuất bến... Chất lượng dịch vụ tại cảng Thung Nai hướng tới tạo sự hài lòng cho khách du lịch hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Có gần một nửa số phân khu, điểm du lịch trong khu du lịch hồ Hòa Bình thuộc địa phận của huyện, những năm gần đây, Đà Bắc đã tăng cường thu hút đầu tư phát triển du lịch. Năm 2015, Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 09 về "Phát triển du lịch huyện giai đoạn 2015 -2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Tháng 6/2017, UBND huyện ban hành Quyết định số 1908 về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Nội dung Đề án nêu rõ quan điểm về phát triển du lịch của huyện: Đảm bảo thống nhất với các định hướng phát triển du lịch của các quy hoạch cấp tỉnh, cấp quốc gia, phù hợp với bối cảnh, xu thế phát triển du lịch của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung; tập trung khai thác lợi thế mặt nước hồ Hòa Bình, cảnh quan, hệ sinh thái, văn hóa các dân tộc… để phát triển du lịch bền vững theo hướng xanh, sạch gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc; kết nối không gian du lịch Đà Bắc với khu du lịch hồ Hòa Bình và tăng cường liên kết với các khu, điểm du lịch khác trong, ngoài tỉnh để hình thành các tuyến du lịch liên hoàn. Mục tiêu của Đề án đến năm 2020, huyện trở thành trung tâm du lịch sinh thái, khám phá và kết nối chặt chẽ với khu du lịch hồ Hòa Bình. Với các sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch sinh thái, khám phá, nghỉ dưỡng, tâm linh và thắng cảnh vùng hồ…, huyện đặt ra kỳ vọng đến năm 2030 sẽ trở thành một trong những điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.