(HBĐT) - Theo đồng chí Nguyễn Văn Đức, công chức LĐ-TB&XH xã Tự Do (Lạc Sơn), tỷ lệ hộ nghèo của xã là 37,99%, hộ cận nghèo 30,59%. Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhận thức, hành động của người dân chuyển biến rõ rệt. Nhiều gia đình nghèo không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại mà tự lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Trong đó, điển hình là gia đình anh Bùi Việt Hùng và chị Bùi Thị Huyền ở xóm Mu Khướng.


Chị Bùi Thị Huyền, xóm Mu Khướng, xã Tự Do (Lạc Sơn) chăm sóc đàn bò.

Xóm Mu Khướng có 107 hộ gia đình, trên 500 nhân khẩu. Trong đó, hơn 60 hộ nghèo và cận nghèo. Nhiều năm trước đây, cái nghèo cứ mãi đeo bám gia đình anh Hùng. Cuộc sống trông chờ vào sản xuất nông nghiệp, vất vả mưu sinh nhưng thu nhập vẫn bấp bênh.

Trước thực trạng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo còn cao, xã thường xuyên rà soát, lập danh sách, đánh giá, phân loại và hướng dẫn, giúp đỡ, đề ra phương án thoát nghèo phù hợp với tình hình thực tế của các hộ gia đình. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên thoát nghèo của người dân.

Qua khảo sát, nhận thấy gia đình anh Hùng và chị Huyền tu chí làm ăn, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để gia đình phát triển kinh tế. Trước sự quan tâm, giúp đỡ, vợ chồng anh tự nhủ phải lao động chăm chỉ, quyết tâm phấn đấu thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Thời gian đầu chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm nên quá trình chăn nuôi, trồng trọt của gia đình đối mặt với nhiều khó khăn. Với tinh thần không cam chịu thất bại, anh tìm tòi, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để mô hình kinh tế của gia đình đạt hiệu quả cao. Nhờ ý chí, nghị lực vươn lên, cuộc sống gia đình anh đã khá lên. Vợ chồng anh đã mua được xe máy, máy giặt và nhiều đồ dùng khác. Hiện, gia đình anh đang có gần 3.000 m2 ruộng trồng ngô, lúa, chăn nuôi gần 100 con gà, 3 con lợn và mới vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội mua thêm 3 con bò. Hàng ngày, chị Huyền lo việc đồng áng, chăn nuôi, chăm sóc gia đình, anh Hùng làm sửa chữa điện tử.

Chị Bùi Thị Huyền chia sẻ: nhờ chăm chỉ lao động và chi tiêu hợp lý, cuộc sống của gia đình đã đủ đầy hơn. Muốn thoát nghèo, ngoài sự sự hỗ trợ, giúp đỡ thì chính các hộ gia đình nghèo, cận nghèo phải có quyết tâm vượt khó, bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Chỉ khi mình quyết tâm, cố gắng lao động sản xuất, có mô hình phát triển kinh tế phù hợp mới có thể thoát nghèo bền vững.

Cuộc sống đã được cải thiện nhưng đầu ra của các sản phẩm từ mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Hùng còn theo mùa vụ, chủ yếu bán lẻ tại địa phương. Như hiện nay, gia đình đang nuôi gần 100 con gà nhưng phần lớn phục vụ nhu cầu của gia đình, chỉ đến khi bước vào mùa du lịch mới cung cấp cho một số nhà hàng, homestay tại địa phương.

Anh Hùng mong muốn mở rộng quy mô chăn nuôi, sản xuất nhưng quãng đường khoảng 300 m từ đường xóm lên đến nhà vẫn là đường đất, dốc, bề mặt bị xói lở tạo thành nhiều rãnh khiến việc vận chuyển hàng hóa, đi lại khó khăn. Song với quyết tâm vượt khó, qua rà soát và chấm điểm các tiêu chí, năm 2024, gia đình anh Bùi Việt Hùng và chị Bùi Thị Huyền sẽ chính thức thoát nghèo.

L.N

Các tin khác


Xã Tuân Đạo: Quyết tâm cao trong công tác giảm nghèo bền vững

Theo đồng chí Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn), Tuân Đạo là xã thuộc vùng 135, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của xã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.

Xã Hương Nhượng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Huyện Cao Phong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.

Xã Yên Phú nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.

Xã Đa Phúc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Tuy xuất phát điểm khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã gặt hái được thành công trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân.

Thị trấn Vụ Bản thiết thực hành động vì người nghèo

Mới đây, tại ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc khu dân cư phố Côm, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp cấp ủy, chính quyền thị trấn bàn giao nhà ĐĐK cho hộ bà Bùi Thị Kiên và hộ ông Bùi Văn Thức thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Chương trình có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục