À, H.H., người bạn học cũ, sau khi ra trường đi làm công nhân một nhà máy nào đó ở một tỉnh miền Nam. Do có chút máu mê về văn nghệ, nhiếp ảnh… được giao làm công tác thi đua; phụ trách mảng văn nghệ quần chúng - thể thao. Nghe đâu cũng khá nổi thời "Nhóm ca khúc chính trị”… Từ đó, bặt tin. Nay lại có tin… Lâu rồi, bận bịu công việc tối ngày chả lúc nào thể hiện sự tao nhã mà thư giãn lướt "phây”, lướt công cụ "Iu -Tu-Bi”… Nóng sốt à, thì lên.
Lướt qua các bài của "ca sĩ” Lệ Rơi - anh chàng bán ổi đang lả lướt với bài hát tiếng Anh "Mãi mãi và chỉ một mà thôi”, "Em của ngày hôm qua”… rồi cũng đến chỗ hát của H.H. Giật mình, ôi trời, anh bạn H.H. nhà mình dạo này văn nghệ sĩ quá nhỉ. Tự đệm pia -nô, ghi ta hát tưng bừng rồi còn kéo cả vi -ôõ-lông nữa. áo cổ cồn, thắt ca -vát, phom người béo tốt; xa xa là những lẵng hoa khô rực rỡ. Sân khấu tự tạo nhưng rõ ràng có chủ ý. Ngón tay đầy những nhẫn hạt xoàn đang dạo đàn. Nhìn từng khuôn hình, có vẻ người quay, người diễn muốn đặc tả từng động tác, hành động, khẩu hình. Toát lên vẻ tự tin, mãn nguyện.
Nghe có vẻ bài bản quá (có phụ đề, tên người quay video, người dựng hình…). Đúng là mình kém duyên nên giờ mới được thưởng thức giọng ca của bạn trên mạng xã hội. Nhưng quả thật vẫn quá bất ngờ.
Một năng khiếu nay mới phô diễn cho quảng đại quần chúng được nghe. Nhưng mà nghe cho kỹ đã. Bài đầu "Nơi gặp gỡ tình yêu” của nhạc sĩ lừng danh nọ… "Lơi anh gặp em, có lắng vàng rực rỡ… Lơi anh gặp em, lước sông trôi thảnh thơi…”.
Gì thế này, trời ạ, anh vẫn không bỏ được tật nói ngọng cố hữu của mình. Người ta viết lời chuẩn thế này, "Nơi anh gặp em có nắng vàng rực rỡ… Nơi anh gặp em nước sông trôi thảnh thơi” mà lại chuyển thành thế.
Quá đáng quá. Nhưng như thế cũng không có gì đáng nói. Điều đáng nói hơn chính là giọng hát. Giọng nam trung, đài từ gằn, hụt nhưng anh cố lên cao quá nên bị khê gắt, nhiều chỗ hơi phô. Nhưng biểu cảm của anh cũng tạm, đôi chỗ "phiêu” lúc anh nhìn xa xăm, tâm trạng, lúc anh nhắm tịt mắt lại, nhìn rõ chất nghệ sĩ ghê.
Kể ra chỉ như thế cũng chẳng chết ai vì mấy bài hát đấy đều trong sáng và trữ tình cả. Anh cũng biết chọn bài. Toàn bài nổi tiếng từ nhạc đỏ đến mấy bài hơi hướng Bê -lê-rô.
Nhưng đến đoạn anh "choảng” mấy bài hát tiếng Anh thì… đúng là hoảng và phục cho sự dũng cảm của anh.
Hồi xưa, anh cũng đã từng khiến cả lớp phổ thông cười lăn lộn khi hát tiếng Nga (buổi chia tay ra trường) … nhưng lúc đự, chưa có mạng xã hội nên chỉ là việc nội bộ của lớp. Nay thì mạng xã hội phát triển nên việc hát tiếng Anh là đúng rồi… Nhưng cách phát âm "n” và "l” lại một lần nữa được "phô diễn” trong những bài hát nổi tiếng. Anh hát toàn mấy bài gắn với những danh ca lừng lẫy của ý, Anh, Mỹ những năm 70, 80… theo trường phái cổ điển ô -pê-ra… Đến nước này thì… ôi, trào lưu tự sướng một cách thái quá…
ông bạn ở quê thấy chả nhắn lại gì cứ thúc giục: "Nghe chưa? H.H. bảo sẽ thâu ra gửi cho cả lớp mỗi người 1 đĩa CD đấy. Gọi là tinh tuyển. Cậu cho địa chỉ đi để nó gửi”. Vâng đã nghe đẫy trên mạng rồi. Thưởng thức "no” rồi.
Yêu nghệ thuật là quyền của mỗi người và ai cũng đều có quyền thể hiện trong không gian, điều kiện của mình. Nhưng "tương” thẳng lên mạng xã hội thì chỉ có bạn H.H. thôi. Một tràng như thế, không biết có nhắn hết ý tứ cho ông bạn kia không.
Nói đừng gửi thì mang tiếng "phụ” với tình yêu lớn đối với nghệ thuật mà gửi thì biết nghe kiểu gì???
Bùi Huy
(HBĐT) - Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, đẹp như hương thầm của cô gái mới lớn, nhẹ nhàng và quyến rũ. Mùa xuân, tiết trời trong lành, mát mẻ nhưng sáng sớm hay đêm về vẫn cảm nhận được cái se lạnh mơn man. Nơi thôn quê - những "khu phố” của làng quê ta thường tìm được cảnh yên ả, thanh bình mỗi sáng mai thức dậy. Sương xuân dịu dàng đọng lại nơi cỏ cây, hoa lá, trên ngọn lúa xanh mướt đang bén rễ vươn mình đón ánh bình minh. Và đâu đó, những người con xa quê thường nhớ nhung, lưu luyến và trở về mỗi khi có dịp để được thả hồn với "bờ ao, giếng nước, sân đình”, tìm về với tuổi thơ và sự bình yên nơi tâm hồn.
Nhà tôi ở khu tập thể được cơ quan phân cho từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ngày đó, cách đây ngót nghét gần 30 năm, 2 dãy nhà tập thể cấp 4 quay mặt vào nhau. Trước mặt là khoảng sân rộng chừng 5 m, nhà nào tổ chức cưới hỏi hoặc có việc gì thật thuận tiện vì không phải thuê mượn địa điểm mà tình làng, nghĩa xóm lại trở nên khăng khíthơn. Trẻ con thời đó tha hồ vui đùa, chơi những trò chơi dân gian chúng thích dưới khoảng sân rộng của khu tập thể. Những gia đình sinh sống ở đây đều công tác cùng cơ quan. Nhớ lại những ký ức đã qua mà lòng thấy xao xuyến.