Tản văn của Bùi Huy
(HBĐT) - Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) - mảnh đất lịch sử, văn hóa. Côn Đảo đẹp vì biển và rừng cùng những con người thân thiện, hài hòa như thiên nhiên nơi đây. Nhưng nhiều du khách khi đến còn bất ngờ thêm vì Côn Đảo còn có những cây bàng mang trong mình bao dấu tích lịch sử, như một nhân chứng của đảo qua những biến cố thời gian…
Những cây bàng, con đường bàng là một nét riêng ở Côn Đảo
Nhiều cây bàng trên 100 tuổi ở Côn Đảo đã là "Cây di sản Việt Nam”. Cây bàng Côn Đảo không chỉ che nắng, che mưa, chắn gió, chắn cát, giữ yên bình, màu xanh cho người dân mà còn như một phần lịch sử, can dự vào bao thăng trầm của mảnh đất này…
Xin một lần được đến, trở lại và đi dưới những tán bàng xanh thẫm dọc con đường ven biển vào ngày mưa đã qua. Những cây bàng già nua, thân to mốc thếch, xù xì nhưng tán lá xanh, rộng, ấm áp như ôm ấp, chở che cho du khách trú mưa. Được đứng thật lâu dưới 15 cây bàng có từ 130-150 năm tuổi tuổi trong không gian trại giam Phú Hải, Phú Sơn mới cảm nhận hết "hơi thở”, tầm vóc, sức sống dẻo dai của các "cụ Bàng”. Biết bao người tù cách mạng, những thân phận cần lao đã đi qua, đã từng nương náu và chạm tay vào những thân cây già nua này. Giữa cái khắc nghiệt của cuộc sống tù tội với những màn tra tấn như thời trung cổ, bao chiến sỹ cách mạng đã tựa vào cái màu xanh ngoài sân đó để nuôi chí bền. Giữa một bên là gông cùm, xà lim, chuồng cọp, một bên là những tán bàng, lá bàng xanh như những bàn tay nhỏ chìa ra, cứng cáp chở che, xoa dịu. Và cũng bao người đã gục ngã và ra đi dưới bóng bàng Phú Hải, Phú Sơn…, qua những "con đường bàng” để mãi yên nghỉ trong gió ở nghĩa trang Hàng Dương.
Nhiều người đến Côn Đảo đều có một cảm nghĩ, bàng Côn Đảo như một "cư dân” đã kiên cường bám trụ để sinh tồn giữa bão tố, gió chướng nơi biển khơi kể từ khi thực dân Pháp đặt chân đến nơi này. Bàng ở khắp mọi nơi trên đảo, từ những con đường ven biển, bãi tắm hay trên sườn núi, sân trường, trại giam (cũ) nhưng bàng ít đứng riêng lẻ một mình mà thành dãy, thành cụm, hiên ngang mọc thẳng vươn lên trời xanh. Ấn tượng biết bao được ngồi, trò chuyện dưới tán 8 cây bàng trong khuôn viên di tích Nhà chúa đảo cùng một cựu tù chính trị Côn Đảo. Những cây bàng cao 15-17 m, thân 2-3 người ôm không xuể như lặng đi trong gió muốn "góp chuyện” về Côn Đảo với những biến cố trên 100 năm qua cùng người cựu tù… 30 cây bàng - cây di sản dọc đường Lê Duẩn, đường Tôn Đức Thắng đã làm nên thương hiệu "đường cây bàng”. Ai qua đây cũng đều muốn đứng thật lâu dưới hàng bàng "cụ” đó để chiêm bái cầu tàu 914 (nơi 914 cựu tù Côn Đảo đã nằm xuống trong quá trình xây dựng cầu tàu). Gió thổi như nhẹ hơn, rì rào những tán lá và như lời thầm thì từ cây cối, từ lịch sử vọng lại về những hy sinh, mất mát của của bao con người nơi Côn Đảo anh hùng…
Chiều nay, dạo quanh các bãi tắm như một lời chia tay Côn Đảo, chia tay những cây bàng trăm tuổi, bắt gặp nhóm du khách nước ngoài đang đứng và trò chuyện cùng nhau dưới tán lá bàng xanh thẫm. Trên tay họ là những gói hạt bàng. Thêm một điều thú vị nữa, hạt bàng đang là một món đặc sản mang hương vị riêng của Côn Đảo mà mỗi du khách khi đến Côn Đảo đều muốn thưởng thức và mua về làm quà cho bạn bè, người thân. Cầm trên tay những túi quà như có cảm giác được ôm vào lòng tất cả những cây bàng trăm tuổi trên đảo với trĩu nặng tầng tầng thiên nhiên, văn hóa cùng truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng của cha ông.
(HBĐT) - Một sáng trời trong xanh, nắng phớt nhẹ, ông X. đang thư giãn cùng chén chè và nghe nhạc không lời bên hiên nhà thì có tiếng chuông cổng.
(HBĐT)-Thời gian lặng lẽ trở mình. Đường về nhà trong thẳm sâu ngày tháng tròn đầy trái tim người xa quê. Bình dị đấy, vẫn là con đường đẹp nhất. Đi muôn phương thầm mong được trở lại. Từng bước chân hằn lên theo bóng thời gian, kỷ niệm mãi đọng lại dịu dàng trong lòng ngập tràn nắng thơm, mùi cỏ dại tan trong nắng sớm, những khóm hoa mua, hoa sim ven đường bung nở hồn nhiên vẻ đẹp giao hòa. Nhiều thứ hôm qua đã lùi sâu và chìm khuất. Xa rồi tuổi nhỏ, cô gái ngày nào mới nhận ra vẻ đẹp của làng quê đổi mới.
(HBĐT) - Một tháng nay, ông nội tôi có vẻ mệt, thất thần đứng ngồi không yên. Đôi khi hay gọi lẫn bố tôi là "thằng Tân, thằng Đức à…". Bố ướm lời định cho đi khám bệnh thì ông gạt đi. Buổi chiều, ông hay ra đầu ngõ nhìn hướng con đường quốc lộ hun hút dẫn về Nam. Thỉnh thoảng ông lại đưa tay lên phía túi ngực trái. Mẹ nói nhỏ với bố: "Chắc chắn ông đang nhớ về chú Tân". Nhưng không hẳn thế, ông nói với bố: "Khả năng mấy hôm nữa nhóm thằng Đức đến thăm nhà mình". Ôi, ông nói gì vậy? Lâu rồi cả nhà đã biết thêm tin gì của chú Đức và các chú từng về đóng quân nơi đây đâu?… Nhìn dáng ông còng còng đi đi lại lại ngoài ngõ, đứng rất lâu dưới cây bưởi mà chú Tân trồng trước khi nhập ngũ, mẹ tôi hình như đã khóc…
(HBĐT) - Mẹ trở thành người thiên cổ đã 45 năm rồi. Mẹ không biết chữ dù mẹ là con ông đồ. Không biết chữ nhưng mẹ biết đường ăn, lối ở. Suốt những năm các con đi học ở trọ trên huyện, trên tỉnh, mẹ vẫn chăm lo cho các con chu đáo. Thứ bảy, chủ nhật các con về rồi lên trường mẹ gói đùm cho bát gạo, gói cá nướng, chai tương. Mẹ cởi bao thắt lưng đưa cho con mấy đồng bạc lẻ không quên dặn dò:
(HBĐT) - Mùa thu về, từng giọt nắng óng ả sang mùa, đậm đà hương sắc. Vẻ đẹp của nắng thu tĩnh lặng đọng trong ánh mắt mọi người.