(HBĐT) - Chú đi đâu mà thất thểu thế.
- Thì sang bác xin chén nước chè giải khuây chứ còn đi đâu nữa. Có ngay đây. Hôm rồi cháu chú đi công tác vùng cao được bà con biếu gói chè Shan tuyết, thấy ghi sản phẩm OCOP 4 sao. Uống được chú ạ. Đăng đắng, chan chát, đậm vị mà cảm giác an toàn.
- Em xin! Bác sướng thật đấy có con là cán bộ Nhà nước, nay công tác chỗ này, mai chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chỗ kia. Đi đến cơ sở thì được bà con trọng vọng.
- Ối dào! Cháu nó viên chức thường mà chú. Được cái ổn định chứ lương thì không đủ nuôi nó chứ nói gì đến nuôi vợ con. Nói xem nào! Nay chú có chuyện gì mà tâm trạng thế.
- Trượt rồi bác ạ!
- Trượt cái gì? Ai trượt?
- Thì thằng con trai em trượt đại học chứ còn ai nữa. Nẫu hết cả ruột gan bác ạ!
- Hả! Thằng cháu Trí mà trượt đại học á?
Vâng! Trượt bác ạ. Bác biết cháu bác rồi đấy. Học hành thì cũng chẳng đến nỗi nào, nhưng phải cái tật… ương. Em đã bảo nó đăng ký lấy vài nguyện vọng có "lọt sàng thì xuống nia” mà nào nó có nghe. Đăng ký nhõn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, lại còn chọn chuyên ngành Kỹ thuật máy tính, giờ thiếu hẳn 1 điểm còn hy vọng gì à bác!
- Vậy à! Căng nhỉ! Thế giờ nó thế nào?
- Thì cũng buồn, cũng hẫng, nhưng không bằng bố nó. Nó bảo sẽ đi học nghề bác ạ.
- Thế tốt quá rồi! Tôi tưởng nó ỉu xìu, suy nghĩ tiêu cực thì nguy.
- Nhưng thằng bố nó thì tiêu cực thật đấy bác ạ!
Chú cổ hủ vừa vừa thôi chứ! Vào đại học đâu phải con đường duy nhất để thành công, thành danh đâu. Nếu cháu nó đã có chí khí, đam mê thì vứt ở đâu nó cũng sẽ thành công. Chú không đọc trên báo à? Có những sáng chế của nông dân khiến tiến sỹ "chào thua” rồi thì "Học lớp 3 được mời qua Campuchia chế tạo máy”; nông dân lớp 7 trở thành "vua” sáng chế công nghệ… tất nhiên là lớp 3, lớp 7 của ngày xưa thời anh em mình ăn cơm độn ngô, độn sắn thắp đèn dầu để học. Bây giờ, các cháu được đào tạo trường nghề hẳn hoi, những 2-3 năm trời vừa có thầy giỏi vừa được thực hành với công nghệ tiên tiến, khi ra trường lại có công ty, nhà máy mời về làm việc ngay lương cao gấp mấy lần thắng cháu chú chứ lị.
- Thì vẫn biết thế, nhưng em có mỗi thằng con trai, cũng thông minh, sáng dạ lại là trưởng họ nên cũng muốn đầu tư cho cháu học hành đến nơi đến chốn để mở mày, mở mặt với dòng họ với hàng xóm, láng giềng vậy thì có gì là sai hả bác?
- Nào có ai bảo chú sai đâu! Nhưng chú phải hiểu bọn trẻ bây giờ không như mình ngày xưa. Không thể áp đặt suy nghĩ của mình lên suy nghĩ của chúng nó, càng không thể bắt chúng làm việc gì mà chúng không muốn, không thích.
- Thế bác bảo em phải làm ghì bây giờ?
Thay đổi góc nhìn! Như vậy chú sẽ giải tỏa được đầu óc, sống vui vẻ, tích cực hơn để cùng con trai vạch ra đường đi, nước bước vào tương lai. Với cháu Trí, tôi có niềm tin cháu sẽ thành công, chú đừng lo lắng quá.
Vâng! Bác dạy phải ! Từ nay em sẽ thay đổi góc nhìn!
Lam Nguyệt
(Hội Nhà báo tỉnh)
(HBĐT) - Vừa rồi đi họp lớp, được gặp lại bạn bè tôi thấy ai cũng "phát tướng” hơn, nói cười hớn hở. Trong cuộc vui ngày hội ngộ, mọi người đều thấy thiếu một bạn nam. Có người thắc mắc: "Tâm đâu? Bùi Văn Tâm, hình như ở một tỉnh Tây Bắc nào đó nhỉ?”.
(HBĐT) - Ngày người bạn học phổ thông vào Nam lập nghiệp cũng vào cuối hạ đầu thu… Nhóm bạn chen nhau vào sân Hàng Cỏ tiễn bạn. Đông đúc, ồn ào, xen chút xô bồ… nhưng vẫn thấy thoảng đâu trong gió, chút chớm hanh hao của mùa thu Hà Nội. Bởi lá vàng bay bay, bởi lòng người thơ thới xen lẫn chút bùi ngùi ngày bạn chia xa Hà Thành…
(HBĐT) - Đúng hai mươi năm sau, Hải béo xuất hiện trước cửa nhà khiến Hội sững sờ như gặp ác mộng.
Ngày xưa, người ta bảo, ai gặp Hải béo thì muốn khóc cũng không được, muốn khổ cũng không xong, nhất là muốn chết thì càng… tuyệt vọng. Hắn sinh ra trên đời chỉ làm mỗi một việc là lôi bách tính vào quán nhậu. Tuy chỉ dăm bìa đậu, có khi đĩa ổi xanh nhưng nghe hắn nói, tai ai cũng thấy sướng, nhìn hắn nhai ai cũng bị kích thích đường ăn uống và nhất là nghe thơ tình của hắn thì...