Sau những sai phạm liên tục, kéo dài không chỉ gây tai tiếng mà gia cảnh của chàng tiều phu ngày càng khốn đốn. Loay hoay, tính toán mãi, cuối cùng Thạch Sanh quyết định "đầu tư” một bộ dụng cụ bơm, vá xe đạp, xe máy, rồi làm một chiếc lều nhỏ và hàng ngày ngồi dưới gốc cây chờ khách hy vọng kiếm được dăm bảy chục ngàn.

Vùng "Rừng xanh, núi đỏ” giờ cũng đã phát triển, trên đường ô tô lao vun vút, người người, nhà nhà đi làm, đi học cũng đều bằng xe mô tô, xe đạp điện. Thậm chí những người có "số má” trong vùng còn thành lập hẳn Câu lạc bộ xe đạp, mà giá trị mỗi chiếc xe lên tới hàng chục triệu đồng. Bởi vậy, họa hoằn lắm mới bắt gặp vài người đi xe đạp cà tàng.

Thời buổi công nghệ 4.0 nên chất lượng mô tô, xe đạp cũng được nâng cao. Vì thế, ngày ngày ngóng mỏi cổ cũng chỉ gặp được vài ba khách hàng thủng săm, xịt lốp nên chàng tiều phu thực sự nản lòng trên hành trình mưu sinh. Hôm ấy, khi Thạch Sanh đang âu sầu ngóng chờ khách thì ông anh kết nghĩa từ chiếc siêu xe bất ngờ bước xuống. Nhìn dáng vẻ ngơ ngác của chú em kết nghĩa, Lý Thông ghé sát chàng tiều phu thì thầm rồi quay đầu bỏ đi như một cơn gió.

Chẳng biết anh em họ to nhỏ với nhau những gì, ít ngày sau khách hàng thủng xăm, xịt lốp ra vào quán bơm, vá xe đạp, xe máy của Thạch Sanh nườm nượp. Vậy là nghề mới của Chàng tiều phu bắt đầu "Ăn nên, làm ra”, thậm chí chủ quán Thạch còn phải thuê thêm thợ phụ mới đáp ứng được nhu cầu của "Thượng đế”.

Có của ăn của để và không để cho con cái "kém bạn, thua bè”, vợ chồng Thạch Sanh cũng mua cho cậu cả đang học trung học phổ thông một chiếc xe đạp điện để cùng chúng bạn đến trường.

Hôm ấy, chàng tiều phu đang mải mê, tất bật với đống xăm, lốp thì nhận được tin dữ: "Trên đường đi học, cậu cả bị tai nạn giao thông do xe bị nổ lốp và phải đưa vào bệnh viện cấp cứu”.

Sau ít ngày cấp cứu, điều trị sức khỏe, cậu cả đã tạm hồi phục và được ra viện điều trị ngoại trú với đôi nạng do gãy chân và xây xước khắp người. Đến lúc này, Thạch Sanh mới biết do đang phóng xe với tốc độ cao bất ngờ bị nổ lốp là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn của cậu cả. Kiểm tra lại, Thạch Sanh tái mét mặt mày khi nhìn thấy một chiếc đinh ba cạnh vẫn cắm sâu trong lốp xe đạp điện của cậu cả.

Không nói với ai, nhưng chàng tiều phu ân hận lắm, chỉ vì nghe theo lời "quân sư” của ông anh kết nghĩa mà Thạch Sanh đã âm thầm chế tạo và rải đinh trên tuyến đường chính ở vùng "Rừng xanh, núi đỏ”, mà tai họa lại ập xuống chính gia đình mình.

Từ hôm ấy, chàng tiều phu tỉnh ngộ và quyết định bỏ nghề "Đinh tặc”. Ít ngày sau, người dân trong vùng thỉnh thoảng lại bắt gặp Thạch Sanh lầm lũi lặn lội trong rừng sâu, núi thẳm với cung, dìu, dao.


Đức Phượng (TTV)


Các tin khác


Nhà trọ

(HBĐT) - Cuối chiều, ba đứa tìm được phòng trọ ở nhà cuối ngõ, vừa rộng vừa mát, vừa rẻ, lại gần trường thực tập. Lúc mang quần áo đi tắm, Hồng mới phát hiện ra cái cửa gỗ dán của nhà tắm sắp hỏng, đóng mạnh có khi cũng toang.

Họp lớp

(HBĐT) - Chị chỉ là lớp phó phụ trách mảng đời sống hồi học đại học, nhưng uy tín mạnh lắm nên sau khi kết thúc khóa học, cả lớp suy tôn làm trưởng Ban liên lạc của lớp. Gần 30 năm "giữ chức” rồi đó và khả năng nếu "xuôi chèo mát mái” có thể ở vị trí đó… 30 năm nữa. Hè này, với việc lập kế hoạch chi tiết (lịch trình, tài chính, tài trợ, đối tượng tham gia…), lớp đại học lại quyết đi du lịch Hạ Long (Quảng Ninh) một chuyến.

Hè về bâng khuâng lũy tre làng

(HBĐT) - Làng tôi nằm ven sông, con sông đã đi vào ký ức tuổi thơ của thời trẻ thơ. Lũ chúng tôi thời đó có người đã hy sinh ở chiến trường Quảng Trị, người còn lại cũng ngoài 80. Phía bờ sông là lũy tre làng xào xạc khi gió lào thổi về.

Những người mẹ...

(HBĐT) - Vẫn nhớ lần đầu khi đến các Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia: A1 (Điện Biên), Trường Sơn, Đường 9 (Quảng Trị), Nghĩa trang liệt sỹ Vị Xuyên (Hà Giang), hay đọc các trang viết về những lần đi bốc mộ đồng đội ở Nghĩa trang Đức Cơ (Gia Lai) qua trang ký của nhà văn Đoàn Tuấn…

Cha và con

(HBĐT) - Một hôm, vợ chồng thằng cả có lời: - Xoan trên đồi đã cao lắm rồi bố ạ…Tôi biết như thế là nó muốn làm nhà, ra ở riêng. Người xem ngày giờ cho tôi động thổ là lúc tỉnh táo, tuy lúc lẩn thẩn nhớ nhớ, quên quên. Vốn là người chẳng tin vào tâm linh, tôi biến ông thành thứ mặt nạ che mắt gia đình.

Hè về lại nhớ mo cau

(HBĐT) - Bà nội từ vườn bước vào, trên tay lỉnh kỉnh mấy cái tàu cau vẫn còn tươi. Bố phụ bà lọc bỏ phần cuống và lá, còn lại phần thân rồi mang ra nắng phơi cho khô. Lúc thấy bà cầm tàu cau đi vào sân trong đầu tôi đã hiện lên hình ảnh những chiếc quạt mo cau xinh xắn, dễ thương vào mỗi dịp hè, mất điện bà vẫn thường hay lấy ra phe phẩy tạo làn gió mát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục