Mấy hôm nay, vợ chồng nhà anh Đoàn chẳng hiểu có chuyện gì mà mặt mày cả hai vợ chồng nặng như chì. Chẳng bù cho những ngày trước đó, hai vợ chồng lúc nào cũng tươi cười, hớn hở như bắt được vàng, cả dãy phố ai ai cũng quý.

Ngày nghỉ, hai cô con gái của anh chị vẫn phải đi học thêm, nhà chỉ có hai vợ chồng. Ngồi bên bàn uống nước, ấm chè Thái tỏa hương thơm, ai không muốn uống cũng phải hít hà cái hương vị thơm ngon ấy, anh Đoàn bảo vợ:

- Cô ngồi xuống đây, tôi có chuyện muốn nói!

Chị Hồng thừa biết chuyện gì sẽ xảy ra. Vì mấy ngày qua, anh ấy lúc rắn, lúc mềm, nài nỉ chị sinh thêm cho anh đứa con thứ 3 mà anh hy vọng là con trai nên cả hai mới mặt mày nặng như đeo chì. Chị ngồi xuống bên bàn uống nước, anh Đoàn nài nỉ:

- Anh đã nói với em bao nhiêu lần rồi, anh là con một, bây giờ anh không có con trai thì dòng giống nhà anh đến đây là tuyệt tự!

Chị Hồng vẫn dịu dàng:

- Chắc mấy hôm nay anh đi uống rượu với bạn bè, họ lại khích bác anh chứ gì! Mấy năm có thấy anh nói chuyện con trai, con gái gì đâu, nhà cửa đang yên ấm, anh bỗng giở chứng ra như thế này. Em đã nói rồi, em không đẻ nữa đâu!

Anh Đoàn sẵng giọng:

- Này, tôi nói cho cô biết nhé, cô là vợ tôi, tôi muốn thế nào cô cũng phải chiều theo ý tôi! Lấy chồng phải chiều theo đạo nhà chồng!

- Anh nói thế mà nghe được à! Đạo nhà chồng không có ai quy định là cứ làm vợ là phải đẻ con trai! Con trai khối người chẳng bằng con gái đâu nhé!

Anh Đoàn càng sấn sổ:

- Này một cái mẩu tre của thằng con trai còn hơn cả tá cái lũ vịt giời nhà cô đấy!

Chị Hồng cũng chẳng vừa:

- Tôi nói cho anh biết! Cái phố này, con trai thì được cái gì. Con ông Quý học hành chẳng nên cơm cháo gì, cãi nhau với bố, nó phang ông ấy gãy tay, ông ấy từ nó, bây giờ đi lang thang. Con ông Phú, nghiện ngập lừa cả bố để lấy cái sổ đỏ đi bán, bây giờ phải đi thuê nhà mà ở. Còn ông Xuyến đồng hương anh đấy, có mỗi thằng quý tử, chẳng chịu học hành gì, mới nứt mắt ra đã cá cược, đề đóm, mất bạc tỉ, hai vợ chồng bán vội cái nhà hai tầng được 600 triệu về quê ở nhờ thắng cháu họ, bọn đề đóm nó có tha đâu, về tận nơi đòi bằng được. Còn nhiều thằng con trai phố này, ông chẳng ra ông, thằng chẳng ra thằng, suốt ngày la cà quán xá, lêu lổng… Con gái à, anh không muốn nghe, tôi cũng nói cho anh biết, nhà bác Thanh ấy, hai cô con gái, một là Tổng Giám đốc một công ty Nhà nước, một cô làm đến chức Trưởng phòng ngân hàng liên doanh, lương tháng có đến chục triệu đồng. Con gái bác Trung dạy học ấy thế mà mua ôtô những sáu, bảy trăm triệu đồng, lại còn mua nhà Hà Nội nữa. Còn con bác Lệ, nó là con gái duy nhất trong 4 anh em, học hành giỏi giang làm ở Hà Nội lo cho cha mẹ nhà cửa khang trang còn ủng hộ khu phố vài triệu đồng xây dựng nhà văn hóa, chứ trông vào 3 thằng con trai, cơm không đủ ăn. Nhà bác Hùng, hai đứa con gái đều là giảng viên của các trường đại học lớn, hai chị em còn góp tiền mua cho bố mẹ cái xe con để ông bà đi đâu đỡ mưa, nắng. Anh sướng không biết sướng. Là con trai anh đã lo được gì cho cha mẹ chưa nếu không có bác Thoa, chị gái anh thì bây giờ bàn thờ gia đình cũng hương lạnh, khói tàn. Mấy ông khối phố này về hưu mà chẳng biết nấu cơm, nấu canh gì cả, cái bếp ga còn không biết tắt, mở ra sao, vợ đi vắng là ra quán ăn cơm bụi. Cả dãy phố này, phụ nữ còn biết bao chị, bao bà kinh doanh giỏi giang, giàu có, các ông chồng chỉ có cầu lông, tennít suốt ngày…

Anh Đoàn thường ngày cũng nhiếu lý sự lắm đấõy nhưng hôm nay nghe vợ nói, người cứ ngay ra chẳng nói được câu nào.

ở ngoài cổng, tiếng chuông điện réo vang. Chị Hồng liền rời ghế chạy ra:

- Cháu chào các bác ạ!

Tiếng ông Đáo, bí thư chi bộ:

- Nhân ngày nghỉ, lãnh đạo tổ dân phố đến thăm anh chị đây!

Tiếng chị Hồng:

- Mời các bác vào trong nhà uống nước! Nhà cháu đang ở nhà.

Anh Đoàn ra tận cửa đón hai người:

- Cháu chào hai bác, mời các bác vào uống nước, lãnh đạo dân phố quan tâm đến chúng cháu quá. Chúng cháu đang công tác nên bận, ít có thời gian, các bác thông cảm.

- Chúng tôi biết rồi! Anh chị bận nhưng tham gia đầy đủ các công việc của tổ dân phố là chúng tôi cảm ơn!

Anh Đoàn rót nước mời hai người:

- Chè ngon, mời hai bác uống với chúng cháu một chén!

ông Đáo nói:

- Hôm nay tôi và ông Hòa tổ trưởng tổ dân phố vừa đến thăm anh chị, vừa trao phần thưởng cho gia đình vì hôm nọ, tổ dân phố tổng kết nhưng anh chị xin phép về quê giỗ các cụ. Đây là giấy nhận xét đảng viên 76 của hai người, đây là giấy chứng nhận gia đình văn hóa tiêu biểu, đây là giấy khen của phường về thành tích chị Hồng đang ở độ tuổi sinh đẻ nhưng không sinh con thứ 3 và giấy khen của cháu Hương, Hoa về thành tích học tập đạt loại giỏi trong năm!

Anh Đoàn nhận những giấy tờ, phần thưởng trên tay thật sự xúc động, một lúc anh mới nói được một câu:

- Vợ chồng cháu thành thật cảm ơn sự quan tâm của tổ dân phố. Chúng cháu hứa sẽ phát huy những thành tích đã đạt được để không phụ lòng của tổ dân phố.

Vẫn tiếng ông Đáo:

- ơn với huệ gì, trách nhiệm của mỗi công dân chúng ta là phải xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp và hạnh phúc phải không anh chị.

Chị Hồng tiếp lời:

- Vâng ạ, các bác nói đúng quá phải không anh Đoàn!

Anh Đoàn đỏ bừng mặt vì biết vợ có ý trách nhẹ mình. Tiễn hai ông khách ra cổng, quay vào nhà, anh thủng thẳng nói với vợ:

- Em tha lỗi cho anh. Từ nay anh không đề cập đến chuyện đẻ thêm nữa.

Chị Hồng lườm chồng âu yếm.

Ngoài kia nắng đã lên, những làn gió mát rượi đang nhè nhẹ thổi. Đâu đấy, tiếng chim gọi bầy vọng đến nghe rạo rực lòng người.

                 

Truyện ngắn của nguyễn Anh Đào                

     (SN 95A/1, đường Bắc Kạn,

          TP Thái Nguyên)

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tiếng trống bác Cộc

(HBĐT) - Bác Cộc một thời ở đội quân nhạc làm anh nhạc công đánh trống. Đơn vị phân công anh vào quân nhạc cũng có cái lý của nó bởi lẽ anh em thấy anh gõ vào cái xoong, cái nồi, đến cái bình tong đều có âm thanh, nhịp điệu. Được một thời gian, Cộc không toại nguyện, nằng nặc đề nghị cấp trên sang làm anh lính bộ binh để đánh giặc. Anh tâm sự, đã đi lính là phải cầm súng, ra chiến trường mà tiêu diệt giặc còn làm cái anh nhạc công thì ở nhà cũng tha hồ đánh cồng, đánh chiêng.

Hai người bạn

(HBĐT) - Xuân nói: - ở đây có một ông xem tay hay lắm cậu ạ. - Thôi, bỏ cái kiểu mê tín ấy đi - Thuận trả lời. - Sao lại mê tín? Đây là khoa học chứ. Cậu có công nhận thầy thuốc họ chỉ cần xem lưỡi bệnh nhân là có thể đoàn được bệnh không?

Đêm không yên tỉnh

(HBĐT) - Bà Thơm đêm nay thao thức, bà nhớ thằng cháu nội lên 4 tuổi, thằng Toàn. Có nó, nhà vui hẳn lên, miệng nó bi bô, gặp cái gì lạ cũng hỏi, thấy cái gì mới cũng sờ. Tính nó hiếu động, mẹ nó thỉnh thoảng phải đi học, đi công tác xa nhà, nó được gửi cho bà nội trông coi.

Một người bạn

(HBĐT) - Hồi ở trường huyện, tôi có một người bạn học tên là Châu. Nhà chúng tôi cách nhau đến vài chục cây số. Thấy Châu ăn mặc tươm tất, tôi cho rằng Châu là con một gia đình khá giả nên không thích cậu ta. Một lần tôi hỏi Châu giọng kẻ cả:

Lòng hiếu thảo

(HBĐT) - Đang cặm cụi vun gốc mấy khóm mướp đang ra hoa vàng rộ, nghe tiếng xe máy đỗ xịch trước cổng, ông Tý vội ngừng tay chạy ra mở cổng. Thật bất ngờ, thằng cháu đích tôn của ông từ trong miền Nam nghỉ hè được bố mẹ cho ra Bắc thăm ông bà nội. Dễ đến dăm năm nay, cu Tít mới lại được về thăm quê. Lâu ngày gặp nhau, ông cháu bịn rịn. Bà Tý cũng vừa lúc đi chợ về, tay xách túm cua đồng, hồ hởi ôm cháu vào lòng mắng yêu: - Cha bố anh, sao hôm nay mới về thăm ông bà.

Mái ấm gia đình

(HBĐT) - Anh nhận thấy cuộc đời anh vô cùng phi ký và vô nghĩa. Vợ anh ngồi ngay bên cạnh, cách vài hàng ghế, chỉ giơ tay là chạm vào người cô mà sao lạnh lùng, xa xôi vời vợi thế. Vợ anh? Anh giật mình, anh còn được gọi cô là "vợ" không nhỉ? Trời ơi, trước kia, khi chưa phải là vợ anh, cô nói với anh bao lời yêu thương, âu yếm, vút lên từ tình yêu sôi nổi, chân thực. Cô nói nhiều lắm, giờ đây, anh nhớ nhất câu này, nó đang vang lên trong tâm tưởng anh: "Em yêu anh đến trọn đời". Anh được nghe không biết bao nhiêu lần, lần nào anh cũng cảm thấy như mình được nghe lần đầu và lần nào cũng xúc động đến tận đáy lòng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục