(HBĐT) - Bà Thơm đêm nay thao thức, bà nhớ thằng cháu nội lên 4 tuổi, thằng Toàn. Có nó, nhà vui hẳn lên, miệng nó bi bô, gặp cái gì lạ cũng hỏi, thấy cái gì mới cũng sờ. Tính nó hiếu động, mẹ nó thỉnh thoảng phải đi học, đi công tác xa nhà, nó được gửi cho bà nội trông coi.

 

Bà Thơm quý thằng cháu nội lắm, bà đi đâu, nó cứ theo như cái đuôi. Nó là thằng cháu đích tôn, hàng xóm cứ gọi đùa là thằng cháu “đít nhôm” của bà Thơm. Nó chẳng biết, chẳng hề quan tâm đích tôn hay  “đít nhôm” là gì, hàng ngày, nó cứ sà vào lòng bà nội mà nựng.

Gia đình bà Thơm đang vận hội may mắn, hạnh phúc. ông Thịnh, chồng bà cũng là người có chút chức sắc hàng tỉnh, con cái đứa lớn đi làm lấy vợ, đứa thứ hai còn học phổ thông. Do điều kiện sức khỏe nên bà về hưu trước tuổi. Ban đầu, ở nhà bà nuôi con lợn, con gà, trồng luống rau. Bà nghĩ, mình vốn là dân lao động chân tay, bây giờ về nghỉ, cái chân, cái tay không hoạt động thấy khó chịu. ông Thịnh đi công tác suốt ngày, chẳng mấy khi ăn cơm nhà. Nhà bà càng ngày càng đầy đủ tiện nghi, nhà cửa sửa sang khang trang. Bà con làng xóm mừng cho ông bà:

- Thôi, cũng là cái số may của họ.

Chẳng ai nói ra, nói vào bởi vì dù có đổi đời nhưng họ quý tình nghĩa của ông bà đối với bà con làng xóm, ai tắt lửa, tối đèn là có bà đến, việc vui - buồn là bà có mặt. Bà vẫn giữ được tính chất của người lao động, gần gũi, sẻ chia. Mặc dù đồng lương hưu non của bà ít ỏi nhưng chi tiêu tằn tiện cũng tạm đủ, lại quả trứng gà, mớ rau trong vườn thêm vào nên cũng không đến nỗi chật vật. ông Thịnh, chồng bà dù có làm đến cán bộ cấp tỉnh nhưng cái chất công nhân trong ông vẫn giữ được. ông sống giản dị, gần gũi, làng xóm có việc là ông có mặt, sẵn sàng giúp đỡ ít nhiều, không có kiểu kênh kiệu, cách biệt. Bà con lối xóm mừng cho ông bà gặp vận may, tốt số chắc được mồ mả cha ông nên phát lộc.

Thằng Thức, con ông bà tính tình thật thà, ít nói, chăm ngoan, chí thú học hành, công tác. Học xong có bằng đại học về là có công việc làm ngay, vào biên chế ở một sở cấp tỉnh. Công việc đã ổn định, học hành đã xong, ông bà cũng muốn kiếm cho Thức cô vợ để thêm một thành viên nữ trong nhà vì nhà bà chỉ sinh một bề toàn con trai. Bà thèm tình cảm của phái nữ, bà nghĩ có đứa con dâu, cùng là đàn bà với nhau dễ chia sẻ, cảm thông. Con dâu là con, yêu thương chân tình thì chẳng có khoảng cách mẹ chồng, con dâu, cứ nhìn nhà bà Lân ở xóm bên, con dâu - mẹ chồng đi đâu cũng có nhau, ai cũng tưởng là con gái.

Bà Thơm đã ngắm cho Thức một cô gái ngõ bên, cái Hường được người, tốt nết, bố mẹ cũng là người hiền lành, tử tế. Nhưng gần thì chẳng bén duyên cho, một lần Thức đi hội thảo ở một tỉnh xa, gặp cô Hà, hai bên làm quen, chẳng mấy chốc thư đi, từ lại, tin nhắn, điện thoại tỏ tình rồi bất chấp đường sá xa xôi, họ nên vợ, nên chồng. ông bà Thịnh - Thơm mừng lắm, đón dâu về, cô Hà - con dâu có trình độ học vấn đã công tác lại đang theo học cao học lấy cái bằng thạc sĩ. Hà người thanh mảnh, nói năng nhỏ nhẹ, kính thưa lễ phép, ai cũng khen anh Thức tốt số, ông bà Thịnh - Thơm được phúc. Thời gian trôi qua, họ sinh được con trai đầu lòng, cả nhà, cả họ mừng ngày chẵn tháng, họ đến đông mừng thằng cháu đích tôn, những bông hồng tươi, những ly rượu vang chúc tụng. Tưởng là ngày vui dài mãi, không ngờ, được một thời gian, anh Thức đổ đốn lạnh nhạt vợ con, bỏ nhà theo gái. Thức lấy lý do vợ vụng về, không biết nấu nướng, bà Thơm không can ngăn con mà còn nghe Thức phụ họa chê bai Hà. Sự việc xảy ra, là người có học vấn lại dòng dõi gia phong, Hà ngậm bồ hòn níu kéo để khỏi tan vỡ, khổ cho con mới mấy tuổi đầu.

Biết chuyện, bà con làng xóm trách bà Thơm, đáng ra bà phải là người vun vén, điều chỉnh để cho cơm lành, canh ngọt nhưng không, bà thay lòng, đổi dạ, không như bà Thơm thuở còn chân lấm, tay bùn của người lao động thuở xưa. Dân làng bàn tán:

- Khi nghèo, lao động vất vả, con cái tử tế, tình người thấm đượm, bây giờ khá giả, lòng người đổi thay, quên tháng ngày xưa.

Từ chỗ xóm làng quý mếõn, nay họ ngoảnh lưng lại chê trách bà, thương cho Hà - cô con dâu từ miền xa về, thân cô, thế cô lủi thủi. Bà Thơm chẳng hề động lòng. Thằng cháu nội bà cũng chẳng quan tâm. Ngày ra tòa, họ thuận lòng ly hôn. Bà Thơm cũng dửng dưng chẳng xúc động, bà còn chê Hà nào là vụng về nữ công, gia chánh, chỉ biết ăn diện, quần này, áo nọ…

Bà con lối xóm nghe bà nói, họ xì xào:

- Cái sự học nó còn học được, học vấn của nó còn lâu mẹ con bà mới với tới. Không ưa thì dưa có dòi, miệng lưỡi thế…!

ông Thịnh hiền lành, ít nói nên đành chịu dù trong lòng ông vẫn thương quý con dâu, thằng cháu nội.

Chiều hôm bế con ra để kịp chuyến tàu đêm - Chuyến tàu sẽ lặng lẽ đưa mẹ con Hà về miền xa xăm. Lên tàu, thằng cháu Toàn nhòm lại ngõ, nhìn lại đường đi nhà trẻ, mẫu giáo nó khóc ré lên nhưng nào có ai đâu, bà nội đâu? Bố đâu? Chỉ có ông bà Trung là bác họ về đường bà Thơm tiễn hai mẹ con. Hà nghẹn ngào gạt nước mắt nói giọng xúc động:

- Cháu ra đây lấy chồng mang theo mấy cuốn sách, bây giờ chia tay ra về cũng mấy cuốn sách, thêm thằng con lên 4 tuổi…

Tiếng còi tàu kéo dài, tiếng bánh sắt rít lên trên đường ray, mẹ con Hà nhìn qua cửa, cánh đồng làng Hạ, dãy núi làng Thung khuất dần, lòng Hà ngao ngán về tình đời, tình người. Hà không ngờ, mới ngoài 30 tuổi, hạnh phúc đã đổ vỡ, duyên phận dở dang. Hà nuốt nước mắt, với nghị lực của người con gái miền Trung can trường, Hà nhìn về phía trước, quyết tâm khắc phục, vươn lên. Khi cái tình đã hết thì cái nghĩa cũng chẳng còn. Hà định trong đầu một kế hoạch sẽ gửi con cho bố mẹ, thằng Toàn sẽ được ông bà ngoại cưu mang, chăm chút, trẻ con rồi nó cũng quen dần. Phía trước, mục tiêu của Hà chỉ còn năm nữa là hoàn thành khóa học bảo vệ luận án thạc sĩ.

Chuyến tàu đêm lao vút, tiếng bánh xe rít lên, thằng Toàn ngủ say trong vòng tay mẹ. Ngoài trời tối đen, thấp thoáng qua ô cửa kính những ngôi sao lấp lánh.

Ngôi nhà khang trang, ngôi biệt thự ở cuối phố, đêm nay cũng không yên tĩnh. Bên cửa số, cây hoa bằng lăng tím, màu tím hy vọng nhưng đêm nay xao động, không yên tĩnh, màu tím cũng vô nghĩa. Chiếc giường gỗ pơ mu, véc-ni bóng loáng màu vàng trong căn phòng máy điều hòa nhiệt độ 28oC mát nhẹ, bà vẫn không ngủ được. Ngoài đường có tiếng xe máy chạy vội, tiếng người đi làm ca về. Tất cả yên tĩnh trong giấc ngủ, riêng bà đêm nay không yên tĩnh. Bà trở mình, ngẫm nghĩ, con đường bà đi đang gập ghềnh, trơn, nếu không bấm mười ngón chân của người lao động thì sẽ trượt dài. Hạnh phúc gia đình, nghĩa tình không biết còn đến đâu, mắt bà nhắm nhưng giấc ngủ chẳng đến. Cái đêm không yên tĩnh, con tắc kè trên trần nhà kêu, bà lẩm bẩm đếm từng tiếng một rồi thở dài “chẵn mưa, thừa nắng”.

 

 

                                                                 Văn Song(T.T.V)

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Quà của bà nội

(HBĐT) - Học xong đại học, Thành làm việc và có vợ ở lại thành phố. Đêm nắm nghĩ thương mẹ ở quê bao năm khó nhọc, bản thân anh chẳng chăm sóc được ngày nào. Bốt mất sớm, nhà có 3 anh em, anh cả ở quê, em gái lấy chồng làng bên dạy học trường làng. Tuổi đã cao, mẹ nghĩ tuổi già như chuối chín cây nên bàn với các con chia tài sản, một mảnh vườn mấy sào, ba gian nhà cấp 4. Làm thủ tục cho gọn nhẹ để khi đau yếu có về theo tổ tiên cũng thanh thản.

                Đồng đội

(HBĐT) - Theo gợi ý của người khách đến vì dự án khu du lịch sinh thái, Phong lướt cái nhìn qua những đồng đội cũ rồi dừng lại lâu hơn nơi người phụ nữ khoảng gần 30 tuổi đang châm nước trà vào các ly, chậm rãi kể:

Thầy An

Vân Sơn quê tôi là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa, chung quanh được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi sừng sững. Trường phổ thông cấp II Vân Sơn cũng được xây dựng vào sát một trái núi lớn. Năm tôi học lớp sáu, thầy An làm chủ nhiệm. Hồi ấy, máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc rất ác liệt. Thầy An 25 tuổi đã lấy vợ nhưng chưa có con. Cô Hoàn, vợ thầy là giáo viên cùng trường.

Điều mẹ mong

(HBĐT) - Gia đình anh Nam ở gần nhà mẹ, mẹ Nam đã ngoài 70 tuổi nhưng bà vẫn nhanh nhẹn, vui vẻ tham gia công việc phố phường. Mẹ Nam trước đây là kế toán của một cơ quan, nay nghỉ hưu, quen tính toán nên mọi công việc chi tiêu trong nhà từ công to việc lớn, bà đều có kế hoạch đâu ra đấy.

Thạch Sanh tân truyện: “Quy trình khép kín”

(HBĐT) - Sau lễ ăn mừng chiến thắng đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, Thạch Sanh được nhạc phụ bổ nhiệm làm tri phủ cai quản toàn vùng Hoa quả sơn. Vốn chỉ quen với săn thú, bắn chim, đốn cây, bắt cá, bỗng dưng chuyển sang làm quản lý cả một phủ rộng lớn, Thạch Sanh không khỏi lấn bấn.

Người xin việc

Dinh mới tốt nghiệp khóa học trung cấp kế toán. Là một cô gái hiếu kỳ, nên mặc dù mẹ cô có hẳn một xưởng may gia công và sẵn lòng bảo cô làm kế toán, nhưng cô dứt khoát từ chối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục