(HBĐT) - Anh nhận thấy cuộc đời anh vô cùng phi ký và vô nghĩa. Vợ anh ngồi ngay bên cạnh, cách vài hàng ghế, chỉ giơ tay là chạm vào người cô mà sao lạnh lùng, xa xôi vời vợi thế. Vợ anh? Anh giật mình, anh còn được gọi cô là "vợ" không nhỉ? Trời ơi, trước kia, khi chưa phải là vợ anh, cô nói với anh bao lời yêu thương, âu yếm, vút lên từ tình yêu sôi nổi, chân thực. Cô nói nhiều lắm, giờ đây, anh nhớ nhất câu này, nó đang vang lên trong tâm tưởng anh: "Em yêu anh đến trọn đời". Anh được nghe không biết bao nhiêu lần, lần nào anh cũng cảm thấy như mình được nghe lần đầu và lần nào cũng xúc động đến tận đáy lòng.
Bà thẩm phán chất vấn cô. Cô nói nhiều lắm, trơn tru, trôi chảy. Nhiều lần, anh thư ký yêu cầu cô nói chậm lại để kịp ghi vào biên bản. Anh nghe cô nói mà chẳng hiểu gì. Mỗi tiếng phát ra từ cái miệng xinh đẹp của cô như có một sức mạnh vô hình kéo anh tụt xuống khoảng không vô định.
Những lời cô đang nói, anh nghe ở đầu rồi nhỉ? Cuối cùng anh cũng nhớ ra được. Hơn 3 tháng qua, tổ hòa giải của phường, tổ dân phố, công đoàn hai cơ quan đã ra công hòa giải và bất lực.
Bà thẩm phán quay sang nhìn anh đăm đăm, ánh mắt dịu lại, có phần thông cảm. Giọng bà sang sảng:
- Anh Đoàn Mạnh Tuấn, anh có ý kiến gì trước những lời của chị Nguyễn Thu Hà?
Mọi cái với anh lúc này sao mà vô nghĩa. Anh cũng chấm dứt ngay tất cả. Nó chẳng khác gì một vở kịch đang diễn giở. Anh mấp máy môi. Ngôn ngữ biến đi đâu cả. Phải đến lần thứ hai mọi người mới nghe rõ.
- Tôi đồng ý với tất cả những gì mà chị Nguyễn Thu Hà đã trình bày. Tôi chấp nhận ly hôn.
Phòng xử án lặng đi. Anh đưa mắt nhìn toàn phòng xử án. Tim anh đau khi nhìn thấy mẹ anh, phơ phơ đầu bạc, ngồi lọt thỏm trong ghế, tay ôm con gái anh, bé Hoài Anh. Phải, còn 2 tháng, 6 ngày nữa mới đầy 3 tuổi. Con bé cố nhoài khỏi lòng bà, chìa tay về phía anh gọi "Bố, bố…". Nó lại chìa tay về phía mẹ gọi "Mẹ, mẹ…". Lòng anh đau đớn khôn cùng.
Tòa xử đến phần phân định trách nhiệm nuôi con.
Anh và cô đều muốn được nuôi bé Hoài Anh. Theo pháp luật, con bé chưa đến tuổi tách khỏi mẹ nhưng xét về hoàn cảnh cụ thể, anh có điều kiện nuôi dưỡng bé hơn. Bà thẩm phán hết sức phân vân. Bà cho giải lao để hội đồng xét xử hội ý, bàn bạc. Cuối cùng anh được thỏa lòng. Anh ôm chặt con bé vào lòng.
Chị Phụng, tổ trưởng công đoàn nhà trường tiến về phía anh. Chị giơ tay đón Hoài Anh, nó không theo, úp mặt vào ngực bố. Chị nắm tay mẹ anh rưng rưng:
- Con đã cố gắng nhưng không được. Thôi thì bây giờ, bố con chú Tuấn chỉ còn biết trông cậy vào bác.
- Tôi thật không ngờ sự tình lại ra nông nỗi này. Suy nghĩ nhiều làm gì, ông trời chẳng bỏ sót ai đâu.
Học sinh ở đâu chạy tới quây lại. Tất cả hợp thành một tốp đưa bố con anh về nhà.
Tuấn học với Hà suốt 3 năm phổ thông. Hà xinh đẹp. Đôi mắt tròn, to, đen nhánh có hàng mi cong vút. Tóc Hà dài, hai đuôi sam vắt vèo theo mỗi bước đi uyển chuyện, mền mại. Hà rất ưa nhìn, nhìn một lần cứ muốn nhìn mãi, càng nhìn càng thấy đẹp, một vẻ đẹp trong sáng, hiền dịu. Con trai của lớp, của khối đều thầm yêu, trộm nhớ. Mãi đến khi học đại học, Tuấn và Hà chính thức yêu nhau. Tuấn học sư phạm toán, Hà học dược. Suốt những năm học đại học, hầu như chủ nhật nào Tuấn cũng vượt đoạn đường gần 10 km đến thăm Hà trên chiếc xe đạp Thống Nhất cọc cạnh. Họ đi chơi công viên, thăm đền Ngọc Sơn, chùa Một Cột…, nhiều lần vượt qua cầu Long Biên, cầu Đuống, đến Đông Anh thăm thành Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương, Mỵ Châu, Trọng Thủy…
Ra trường, Tuấn - Hà cùng về quê công tác. Tuấn dạy trường chuyên, Hà công tác tại bệnh viện tỉnh. Một năm sau họ cưới nhau. Rõ là một đôi trai tài, gái sắc.
Những rạn nứt bộc lộ ngay từ những ngày đầu chung sống. Hà ngộ ra mình không phải là số một đối với chồng. Tuấn rất yêu mẹ. Bố Tuấn mất sớm, anh dồn tình cảm cho mẹ. Anh say mê với nghề, yêu học sinh. Ngoài giờ lên lớp, anh đi dự giờ đồng nghiệp, đọc sách, nghiên cứu về toán. Được nhà trường phân công phụ trách đội tuyển toán lớp 10, anh tối ngày lăn lộn với học sinh, bận mờ mắt. Anh chẳng còn thời gian đưa Hà đi chơi đây đó. Tính Hà thích phô trương, giao thiệp rộng. Trong khi đó, anh giản dị, chăm chút với nghề dạy học. Hà muốn mua xe máy. Thời đó, mua xe máy là cả một khoản tiền lớn với gia đình cán bộ. Anh bảo:
- Em với anh đi làm gần, cần gì đến xe máy.
- Em thấy đi xe đạp nó thế nào ấy, mất cả thể diện.
- Em xinh đẹp thế kia, chẳng cần đi xe máy cúng đủ sang rồi.
- Nói chuyện với anh thật chán.
Nói thế nhưng Tuấn vẫn mua cho Hà một chiếc Babétta màu cá vàng rất bắt mắt. Hà vui lắm nhưng chỉ được mấy hôm, Hà bảo:
- Đi cái xe "ba bét nhè" này nó phành phạch như bà già ấy. Thà đi xe đạp còn hơn.
Tuần đành chịu lỗ, bán xe đi, lấy tiền tiết kiệm của mẹ bù vào mua cho Hà chiếc Dream mới cứng.
Việc nôi trợ Hà ít quan tâm, tất cả đã có mẹ Tuấn lo. Nhiều hôm đến bữa, Hà kêu mệt bỏ cơm. Tuấn biết ngay món ăn mẹ nấu không hợp với Hà. Cơm nước xong cho mẹ vui lòng, anh kín đáo đưa vợ đến các hiệu cháo hoặc phở Hà thích.
Bé Hoài Anh ra đời, sự rạn nứt trong gia đình ngày càng lớn. Hà không cho bé bú vì sợ hỏng ngực, hỏng eo. Mới được 1 tháng tuổi, viện cớ rèn tính độc lập cho bé, Hà để Hoài Anh ngủ với bà, Hoài Anh lớn lên trong sự chăm bẵm của bà nội.
Tam thất, gà hầm, linh chi… tẩm bổ thường xuyên khiến Hà càng đẹp rực rỡ. Da cô trắng hồng, mịn màng. Mái tóc dài đem mượt, đôi mắt to, đẹp sáng long lanh. Hà hơi béo ra một chút nhưng mỡ màng, đầy sức sống. Những ánh mắt ngưỡng mộ vây lấy Hà, cô dửng dưng với tất cả. Cô chỉ có tình cảm với anh Đức, trưởng phòng. Đức đàn giỏi, hát hay, đẹp trai, rất giỏi chiều phụ nữ. Đức đã bước vào tuổi 40 nhưng vẫn sống độc thân. Anh trải qua nhiều cuộc tình nên thấu hiểu tâm lý phụ nữ. Bắt đầu là những bài thơ anh tặng Hà, sau là cả một tập thơ rồi những tặng vật nho nhỏ, xinh xinh. Mới đầu, cô chỉ thấy vui vui, nó giúp cô lấy lại niềm tự tin, tự hào vốn lúc nào cũng đầy ắp trong cô. Rồi cái gì đến, ắt đến, cô phản bội chồng lúc nào không biết. Cô trượt dài trong tình yêu mù quáng. Chuyện vỡ lở, ai cũng biết, trừ mẹ con anh.
Cô tìm mọi cơ hội để gặp Đức. Mới đầu, ở phòng làm việc, ở khách sạn, sau ở chính nhà Đức. Cô nẵm vững thời khóa biểu của chồng. Một hôm, hai bà cháu Hoài Anh về quê xây từ đường dòng họ. Anh bồi dưỡng đội tuyển. Mới được tiết đầu, anh gây gây sốt, học sinh phải đưa về. Có chía khoá riêng nên anh mở cổng qua phòng khách, vào phòng ngủ. Có tiếng cười nói ở phòng ngủ vọng ra, tiếng thở gấp gáp. Anh bước vào, những gì anh thấy ngoài sức tưởng tượng của anh. Anh lao ra cửa.
Anh cắn răng không cho mẹ biết. Người anh gầy rộc. Anh chỉ muốn ở trường, không về nhà. Trong hoàn cảnh đó, cô đâm đơn ly dị.
Mai là ngày nhập trường, Hoài Anh trở thành cô sinh viên khoa toán - tin trường đại học Sư phạm Hà Nội, đó chính là ước mở của bà, của bố. Như một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức, Hoài Anh làm việc gì cúng mong đẹp lòng bố. Hoài Anh yêu bố, yêu tất cả những gì thuộc về bố. Hoài Anh không thể làm nghề gì khách ngoài nghề dạy học, nghề mà bố cô yêu thích, phấn đấu cả đời. Càng lớn, Hoài Anh càng giống mẹ, xinh tươi ngời ngợi.
Ngày mẹ bỏ đi, Hoài Anh còn bé, chưa biết gì. Đêm nào Hoài Anh cũng khóc gào mẹ. Bố bế Hoài Anh đi quanh nhà, dỗ thế nào cũng không nín. Bố thương Hoài Anh đến trào nước mắt. Nhìn mắt bố đỏ hoe, Hoài Anh ngạc nhiên: "ô hay, sao người lớn cũng khóc nhè?". Mải nghĩ, Hoài Anh quên cả khóc.
Thỉnh thoảng mẹ đến thăm Hoài Anh. Những cuộc gặp gỡ chớp nhoáng ấy cũng thưa dần rồi chỉ còn Tết và hè mới được gặp mẹ. Mẹ chuyển công tác lên Hà Nội.
Chiều nay, bà tổ chức liên hoan cho Hoài Anh đi Hà Nội nhập học. Bà lo chuẩn bị từ 3, 4 hôm nay. Hoài Anh cứ bâng khuân hết rất lại vào chả giúp gì được bà. Đài thể dục buổi sáng vang lên, Hoài Anh vẫn nằm nán lại vờ ngủ. Lắng nghe bà căn vặn bố:
- Này Tuấn, cô Hồng có dặn gì con không
- Có việc gì vậy mẹ? Con tưởng mẹ đã bàn bạc với cô ấy công việc chiều nay cả rồi!
- Việc chiều nay cô ấy giúp mẹ rồi. Mẹ thấy cô ấy dược người, được nết, phúc hậu, chăm chỉ, quý con Hoài Anh lắm lại cùng công tác một trường với con. Con còn kén chọn gì nữa?
- Mẹ với chị Phụng mới hay chứ! Thấy cô nào cũng khen tốt, khen ngoan kéo về cho con. Mẹ phải xem xem các cô ấy có yêu con không đã chứ?
Con cũng cứng tuổi rồi, chuyện vợ con cứ khất lần mãi. Lúc nào cũng lấy cớ phải lo cho Hoài Anh để từ chối. Đến bây giờ, con bé đã vào đại học rồi đấy, con tính sao? Hôm nay con đặt vấn đề luôn với cô Hồng đi. Có thế con Hoài Anh cũng yên tâm mà đi học. Hay con vương vấn mẹ nó?
Hoài Anh nghe rõ tiếng bà thở dài. Lòng cô đau thắt, thương bà, thương bố và thương tất cả.
Sau buổi liên hoan, cô Hồng còn ở lại giúp bà cháu Hoài Anh dọn dẹp. Bà thủ thỉ với cô đủ chuyện, mang cả chuyện nhà ra bàn tính với cô. Bố cũng ngồi sát cạnh đấy. Cô Hồng tay thoăn thoắt xếp những thứ vào va li cho Hoài Anh. Cô bé không sao rời mắt khỏi bàn tay ấy. Giá như, ngay lúc này bà cầm tay cô Hồng đặt vào tay bố, Hoài Anh dứt khoát nắm chặt lấy tay của hai người ôm ghì vào lòng.
- Bố để con!
Trước mặt Hoài Anh là mẹ. Mẹ lúng túng với bao nhiêu là túi. Mẹ bối rối nhìn bà, tránh ánh mắt bố:
- Con chào bà, chào… anh. Con đang công tác trong thành phố Hồ Chí Minh, nóng ruột quá
con xin ra sớm. Đang vào dịp các trường đại học chiêu sinh, con chỉ sợ về không được gặp Hoài Anh. May quá, Hoài Anh chưa đi. Con xin phép được đón Hoài Anh lên trường nhập học. Nếu bà và anh cho phép, con xin Hoài Anh ở chỗ con cho tiện việc ăn học?
Bố đưa cho mẹ cốc nước lọc.
- Hà uống nước đi! Chắc chắn mới đi xa về cũng con mệt, vào trong nhà rửa mặt mũi chân tay đi đã, có chuyện gì sẽ nói sau.
Hoài Anh bước theo mẹ, trong lòng rộn lên một cảm giác vừa thân thuộc, vừa xa xôi. Cô có cảm giác như mẹ cô vừa trở về sau một chuyến đi xa. Chợt mẹ quay lại nắm tay cô, nước mắt chảy ròng.
Đ.L.P
(Ngách 96, ngõ Lan Bá, P. Trung Phụng, Đống Đa - Hà Nội)
(HBĐT) - Gia đình anh Nam ở gần nhà mẹ, mẹ Nam đã ngoài 70 tuổi nhưng bà vẫn nhanh nhẹn, vui vẻ tham gia công việc phố phường. Mẹ Nam trước đây là kế toán của một cơ quan, nay nghỉ hưu, quen tính toán nên mọi công việc chi tiêu trong nhà từ công to việc lớn, bà đều có kế hoạch đâu ra đấy.
(HBĐT) - Sau lễ ăn mừng chiến thắng đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, Thạch Sanh được nhạc phụ bổ nhiệm làm tri phủ cai quản toàn vùng Hoa quả sơn. Vốn chỉ quen với săn thú, bắn chim, đốn cây, bắt cá, bỗng dưng chuyển sang làm quản lý cả một phủ rộng lớn, Thạch Sanh không khỏi lấn bấn.
Dinh mới tốt nghiệp khóa học trung cấp kế toán. Là một cô gái hiếu kỳ, nên mặc dù mẹ cô có hẳn một xưởng may gia công và sẵn lòng bảo cô làm kế toán, nhưng cô dứt khoát từ chối.
(HBĐT)- Đã khuya rồi mà Hương không sao chợp mắt được. Không phải vì ngày mai được đi chợ Tết. Hương nhìn lên mái nhà rồi co tròn trong chiếc chăn bông, dưới là chiếc đệm bông lau trải trên sàn, gió dưới sàn vi vu. Hương nghĩ một ngày đi xe về quê có đến trên 100 km nên tối về mới ngấm mệt, may mà Hương không say xe, nếu say thì còn mệt lả hơn nữa.
(HBĐT) - Có đến ba mươi năm rồi, hôm nay, anh Trung mới trở lại mảnh đất này. Mảnh đất mà ngày ấy, anh theo gia đình từ một tỉnh miền xuôi đất chật, người đông lên khai hoang. Học xong cấp II, anh ra tỉnh học, anh ở nhà người anh họ bên này sông, phố Đoàn Kết.
(HBĐT) - Tôi và Hoàng nhà ở cạnh nhau, thuở nhỏ là đôi bạn thân. Chúng tôi có tuổi thơ êm đềm không gợn chút suy tư. Lớn lên, tôi và Hoàng học chung một lớp. Những năm học cấp hai, Hoàng thường có những câu hỏi khiến thầy, cô giáo giật mình. Chẳng hạn, bạn ấy hỏi: “Vì sao con người ta không thương yêu, giúp đỡ nhau để cuộc sống tốt đẹp hơn?” Vì sao cái tát vào mặt khiến người ta nhớ lâu hơn những ngọn roi quất vào người?”... Những thầy, cô giáo đã dạy Hoàng không ai quên được cậu học trò ngoan, hiền, tư duy trước tuổi.