(HBĐT) - Chuông đồng hồ nổi nhạc, chị Vân giật mình, đã 10 giờ đêm rồi cơ à. Sao hôm nay thời gian trôi nhanh thế, mà giờ này Phong vẫn chưa về. Mai xuống nhập trường rồi, không về mà sắp xếp đồ dùng, sách vở, sáng mai lại cuống lên, con với chả cái chỉ được nết ham chơi - Chị Vân đi ra đi vào vẻ số ruột. Mãi gần 12 giờ đêm, Phong mới về, chị nhắc nhẹ con:
- Mai con đi rồi, chơi bời gì cũng phải biết đường về chứ muộn thế này mai có biết đường dậy không.
Phong đặt túi quà lên bàn, lòng ngập tràn niềm vui chia sẻ cùng mẹ:
- Hôm nay, chúng con tập trung ở nhà cô chủ nhiệm liên hoan chia tay, cô nhắc nhở chúng con nhiều điều nhưng con nhớ nhất câu: “ Đường tương lai còn dài, cô kỳ vọng ở các em”.
Chị Vân đến ngồi bên cạnh Phong thủ thỉ:
- 12 năm đèn sách, nay con đã trưởng thành, công ơn thầy, cô không thể kể hết. Cô cần mẫn cầm tay con nắn nót từng nét chữ đầu tiên trong đời, dạy con học những điều hay, biết yêu bạn, kính thầy, có hiếu với ông bà, cha mẹ... Con học hành được như ngày hôm nay là nhờ công ơn thầy, cô đấy. Con phải ghi lòng tạc dạ câu: Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.
Chị Vân nắm tay con chia sẻ niềm hạnh phúc mà bấy lâu nay chị âm thầm mong ước: Ngày mai, con được ngồi trên giảng đường đại học, con phải cố gắng học tập cho tốt nhé, vì đây là cái mốc quan trọng trong cuộc đời sự nghiệp của con. Mẹ luôn mong những đứa con của mẹ không phải vất vả, lam lũ như cuộc đời của bố mẹ. Nuôi con khôn lớn, cho con đi học chỉ mong con thoát khỏi cảnh đồng ruộng... Tất cả những gì mẹ mong muốn chỉ thế thôi, mẹ không mong gì cho mình cả. Cuộc sống muôn màu, mỗi người sống trong hoàn cảnh riêng, con phải biết đặt hoàn cảnh của gia đình mình vào cuộc sống hiện tại để biết chịu đựng và vươn lên con ạ. Hoàn cảnh gia đình mình làm nông nghiệp, được mùa may chăng mới đủ ăn. Đồng tiền bố mẹ kiếm ra phải đổi bằng mồ hôi và cả nước mắt mới có được, con phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Tu chí học hành, cuộc đời sẽ đền đáp cho con những điều tốt đẹp.
Đã quá canh hai, Phong vẫn không thể chợp mắt được, những lời cô dặn dò, những lời mẹ dạy bảo cứ quẩn quanh trong giấc ngủ chưa tròn của Phong. Ngày mai xa bố mẹ, xa các em, xa thầy, cô giáo, xa mái trường thân yêu, xa mùi hoa sữa nồng nàn nơi ngõ phố... Cuộc đời đã sang trang, Phong nguyện sẽ học tập thật giỏi để đền đáp ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, công dạy dỗ của thầy, cô.
Ngọc Anh
(HBĐT) - - Kịch, kịch, choang! Nghe tiếng động mạnh ở phòng thờ, tôi không kịp tắt máy vi tính vội chạy lên. Trước mắt tôi là cảnh tượng thằng cu Hùng mặt mày xám ngoét, nhìn trân trân vào những mảnh gốm của pho tượng đã vỡ tan tành. Tôi rít lên: - Hùng, sao con dám làm như vậy? Bố nói mãi rồi, đây đâu phải chỗ chơi của con. Mẹ mày về sẽ nhừ đòn con ơi!
(HBĐT) - Anh cố ngủ mà chẳng được, hình bóng người mẹ hiền về rõ mồn một. Bố anh mất sau trận bom B52 rải thảm, mẹ liêu xiêu một mình trong ngôi nhà tranh với mảnh vườn nho nhỏ mấy luống rau xanh, mùa nào, thức ấy. Dưới mái nhà, bóng dáng bốn mẹ con ra vào. Khuây khỏa nỗi buồn bố mất, tiếng cười con trẻ lại hồn nhiên, tình làng, nghĩa xóm lại lui tới chuyện trò, nỗi buồn rồi cũng qua đi theo năm tháng.
(HBĐT) - Đã từ lâu lắm, một bức thông điệp về khát vọng hòa bình và tươi vui được gửi cho muôn loài. Từ cánh rừng Phổ Luông, sau đợt khai thác trắng, tiếp đến là đốt nương làm rẫy của con người. Ngọn lửa đỏ đã liếm gọn từ cây cỏ đến những thân gỗ lớn. Làng mạc của những cư dân kiến bé nhỏ cư trú sầm uất là thế bỗng trở nên tiêu điều. Nhiều công dân chậm chân đã chết yểu trong khói lửa.
(HBĐT) - Nó nhận chân làm tạp vụ ở công ty Hoàng Hoa, Công ty chuyên doanh hàng thêu xuất khẩu. Với đồng lương không nhiều, công việc cũng chẳng có gì nặng nhọc lại làm việc ngoài giờ nên nó có thời gian chạy đi, chạy lại kiếm thêm tiền.
(HBĐT) - Bác Cộc một thời ở đội quân nhạc làm anh nhạc công đánh trống. Đơn vị phân công anh vào quân nhạc cũng có cái lý của nó bởi lẽ anh em thấy anh gõ vào cái xoong, cái nồi, đến cái bình tong đều có âm thanh, nhịp điệu. Được một thời gian, Cộc không toại nguyện, nằng nặc đề nghị cấp trên sang làm anh lính bộ binh để đánh giặc. Anh tâm sự, đã đi lính là phải cầm súng, ra chiến trường mà tiêu diệt giặc còn làm cái anh nhạc công thì ở nhà cũng tha hồ đánh cồng, đánh chiêng.
(HBĐT) - Xuân nói: - ở đây có một ông xem tay hay lắm cậu ạ. - Thôi, bỏ cái kiểu mê tín ấy đi - Thuận trả lời. - Sao lại mê tín? Đây là khoa học chứ. Cậu có công nhận thầy thuốc họ chỉ cần xem lưỡi bệnh nhân là có thể đoàn được bệnh không?