(HBĐT) - Ba năm xa nhà học trường sư phạm, Quỳnh biết sự nhọc nhằn của bố mẹ lo cho mình tiền ăn học hàng tháng. Dẫu không thật đầy đủ nhưng Quỳnh biết tằn tiện, chi tiêu có kế hoạch nên cũng tạm đủ.

Là con gái của một vùng quê, Quỳnh cũng chẳng đòi hỏi gì nhiều, miễn là vẫn giữ được nét dịu dàng, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Quỳnh có một anh trai là sĩ quan thông tin đang đóng quân ở một tỉnh xa. Một lần về phép, thương em gái ăn mặc đơn sơ, anh mua cho Quỳnh mấy bộ quần áo vừa đẹp, vừa hợp thời trang nữ sinh viên, Quỳnh mặc vào đến lớp, bạn bè đều trầm trồ:

- Quỳnh mặc vào đẹp chẳng kém gì con gái thành phố.

Có tiếng ngân nga:

- “Người đẹp vì lụa”, ra trường, cô giáo Quỳnh khối người trồng cây si.

Quỳnh chỉ cười, hai má ửng đỏ.

Tốt nghiệp loại khá, ra trường, Quỳnh mong có ngày được đi dạy học, tháng lương đầu sẽ dành mua quà tặng bố mẹ để đáp lại tấm lòng bố mẹ nuôi nấng vất vả. Ra trường được một năm, Quỳnh mới có quyết định lên một trường vùng cao, giáp biên. Nhận được quyết định, Quỳnh vừa mừng, vừa lo. Mừng là ước mơ trở thành cô giáo đã hiện thực, lo là đến ngôi trường vùng cao biên cương, mọi thứ đều thiếu thốn, đi lại khó khăn, không biết bản thân có chịu đựng được không, nhất là nỗi nhớ nhà, nhớ quê và có vượt qua được không?

Nhưng rồi Quỳnh cũng quyết tâm lên ngôi trường vùng cao. ở đó, những đứa em thơ, những gương mặt hồn nhiên đang mong chờ cô đến gieo con chữ. Quỳnh chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho một chuyến đi đầy thử thách. Phải mất một ngày trời đi xe khách rồi xin đi nhờ xe lâm trường, xuống xe men theo đường rừng chừng 3 km, Quỳnh mới vào đến bản. Xa xa, trên ngọn đồi cao, đồn biên phòng, lá cờ đỏ sao vàng đang bay trước gió. Lòng Quỳnh xốn xang, trước mắt Quỳnh là những ngộn đồi xanh ngắt nhấp nhô, những thửa ruộng bậc thang lúa đang thì con gái, chân ruộng no nước đang một màu xanh mượt. Những chiếc cọn nước cần mẫn đưa nước vào mương. Những con nước chạy quanh co theo chân đồi, nước trong vắt, ven sườn đồi, những bụi lau, bụi chít ngút ngàn tầm mắt. Trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, Quỳnh lần đầu mới được chứng kiến. Trước đây, Quỳnh chỉ biết qua sách vở hay trên màn hình, Quỳnh hít thở không khí trong lành, mắt lim dim như đang cảm thụ bức tranh tuyệt đẹp. Dù người đã mệt nhưng Quỳnh vẫn ngây ngất với vẻ đẹp bình yên mà hoang sơ của núi rừng. Hương cỏ cây, núi rừng, ruộng lúa, nương ngô, váy áo xòe đầy màu sắc của chị em dân tộc vùng cao tạo nên một cảnh sắc hương vị núi rừng rất lạ, của một miền biên cương, sơn cước. Thấp thoáng tiếng lốc cốc của mõ trầu, tiếng cối nước giã gạo, trái tim Quỳnh lại thổn thức với cảnh núi rừng. Đang chìm trong khung cảnh trước mắt, Quỳnh chợt giật mình vì có tiếng bước chân ai đang tới gần và một giọng nói trầm ấm vang lên:

- Cô bé đi đâu mà ngơ ngác thế?

Quỳnh chưa kịp trấn tĩnh thì chiếc túi xách trên tay cô đã được đỡ lấy:

- Cô giáo đưa túi tôi xách cho. Chắc cô giáo ở xa lên đây dạy học?

- Vâng, sao anh biết?

Quỳnh nhìn anh bộ đội biên phòng trẻ trung có nước da ngăm đen, nụ cười có hàm răng trắng đều và đôi mắt sáng.

- Nhìn cô là tôi đoán ra ngay thôi.

Anh mỉm cười nhìn Quỳnh với ánh mắt ấm áp, thông cảm. Trên đường đi, anh kể chuyện về ngôi trường của bản Phun Seo. Ngôi trường được xây của Chương trình 135 có 6 phòng học 2 tầng, có nhà công vụ cấp 4. Anh kể từ khi khởi công xây dựng, đơn vị anh đã góp nhiều ngày công để ngôi trường chóng hoàn thành đón con em các dân tộc đến học. Hôm đến học ngôi trường mới, cả bản rộn ràng cờ trống, tiếng cồng chiêng ngân vang cả núi rừng. Ngôi trường của bản, ngôi trường vùng cao biên cương này đón các thầy, cô hầu hết dưới vùng thấp, dưới xuôi lên còn trẻ, đầy nhiệt huyết.

Anh giới thiệu, anh tên là Thái. Bùi Văn Thái học xong lớp 12, thi vào trường sĩ quan biên phòng, tốt nghiệp, anh được phân công về đây. Đồn biên phòng của đơn vị anh trên ngọn đồi Lũng Pù, cột cờ cao, lá cờ Tổ quốc bay trong gió nói lên chủ quyền, lãnh thổ của đất nước.

Những ngày đầu ở bản, ở trường, cái gì với Quỳnh cũng lạ lẫm, Thái bỗng trở thành người bạn thân thiết giúp đỡ và hướng dẫn cô. Tập thể giáo viên trẻ của trường được bổ sung cô giáo trẻ, mới về được các bạn đồng nghiệp tôn vinh “người đẹp”, bông hoa của núi rừng. Quỳnh cười:

- Các anh, chị cứ trêu em, em chẳng dám nhận đâu.

Bởi vì Quỳnh cao dong dỏng, nước da trắng, mái tóc mượt ngang vai, đôi mắt sáng như biết nói, mỗi khi cười có lúm đồng tiền nên càng duyên. Quỳnh được tập thể thầy, cô giáo giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ. Đêm về, bên cây đàn ghi ta, thầy Thành cùng tập thể lại vang lên ca khúc cô giáo về bản. Tiếng đàn trầm bổng, lời ca vang vọng: “... Cô giáo lên với bản làng..., hát cùng em bé vang núi rừng... Cô giáo hiền như con nai rừng...”. Trong dàn đồng ca của các thầõy, cô có hôm thêm giọng của Thái, anh bộ đội biên phòng làm cho những đêm sinh hoạt càng vui, càng gắn bó với nhau hơn. Với tình cảm  tập thể đồng nghiệp, những gương mặt hồn nhiên đến thơ ngây của học trò và tình cảm người dân khi thăm thầy, cô cho củ sắn, quả na, quả bưởi làm Quỳnh càng quý mến tình cảm chân thật, mộc mạc của miền quê, Quỳnh vơi đi nỗi nhớ nhà. Mỗi lần viết thư về cho bố mẹ, Quỳnh đều kể cuộc sống nơi đây chân thật, không bon chen và nặng tình người. Quỳnh còn kể về Thái với mẹ, anh bộ đội biên phòng trẻ trung, vui tính, biết quan tâm đến người khác như anh trai của mình.

Với Thái, từ ngày gặp Quỳnh, quen biết Quỳnh, anh thấy cuộc sống trở nên vui tươi. Anh đến trường mỗi buổi chiều sau giờ tan học để được cùng Quỳnh ra bờ suối ngồõi trên vạt cỏ, những bông lau, bông chít phất phơ trước gió ngắm hoàng hôn. Tình yêu đến với Quỳnh tự nhiên, ngọt ngào. Mỗi lần nhớ nhà, nhớ mẹ, Quỳnh lại ngồi bên Thái để bàn tay anh nắm chặt tay Quỳnh truyền cho Quỳnh hơi ấm và sức mạnh. Những lúc Thái bận làm nhiệm vụ, Quỳnh lại vào bản, bước chân lên nhà sàn, ngồi bên bếp lửa nói chuyện với mế già hay nhắc nhở học trò mình học tập.

Có hôm Thái nhìn Quỳnh âu yếu:

- Quỳnh ạ, anh biết trái tim cô giáo bản đã thuộc về anh.

Quỳnh cười rồi chống chế:

- Không, trái tim em không chỉ thuộc về anh mà còn...

Quỳnh lấp lửng. Thái hỏi dồn nắm chặt tay Quỳnh:

- Thế em còn dành cho ai?

Quỳnh thong thả, ỡm ờ nói:

- Trái tim em còn dành cho núi, cho rừng vì núi rừng đã nuôi em trưởng thành và còn cho học trò, chính chúng nó đã cho em tình yêu nghề nghiệp.

Cho tới một hôm, Quỳnh nhận được tin mẹ ốm nặng phải về ngay. Cô xin phép nhà trường, thu xếp đò đạc. Quỳnh được Thái đưa ra tận đường cái đón xe. Con đường từ trường ra đường Thái cảm như ngắn lại, còn Quỳnh sốt ruột, tâm lý lại thấy dài thêm. Trước khi về, Quỳnh hứa với bà con xóm núi, với học trò sẽ trở lại một ngày gần đây. Xe đến, Thái nắm nhẹ tay Quỳnh:

- Anh, học trò và bản làng chờ em.

Quỳnh lên xe ngoái đầu nhìn lại vẫn thấy anh đứng lặng bên đường nhìn theo. Lòng Quỳnh thổn thức: “Nhất định em sẽ trở lại”.

Thời gian trôi, một tuần..., ba tuần..., học trò cứ thấp thỏm chờ cô, đồng nghiệp ngóng trông. Học trò thắc mắc:

- Sao cô không lên với trường, với bản hay cô chê làng bản mình nghèo?

Trong lòng Thái như lửa đốt. Anh đặt ra bao nhiêu câu hỏi, nào bố mẹ Quỳnh ốm nặng hay là bắt con gái ở nhà lấy chồng hay Quỳnh đã quên anh...?

Một buổi chiều, khi hoàng hôn chạng vạng, sau một đợt đi tuần tra trên đường về, Thái nghe bước chân ai dẫm lên cỏ nhẹ nhàng. Anh quay lại - Quỳnh của anh thực rồi, Quỳnh đứng đó mà nước mắt rưng rưng. Chiều nay, gió rừng miên man lay nhẹ những bông lau, bông chít, hoàng hôn xuống chầm chậm. Dưới chân núi, bọn học trò mừng vui gọi nhau:

- Cô giáo về rồi, cô giáo trở về rồi!

Dưới chân núi, những bà mẹ mặc váy hoa, bước chân đi xòe màu sắc địu con trên lưng ngước nhìn bước chân cô giáo đang đi về phía bản và xa xa tiếng hát của đồng nghiệp vọng về: “Cô giáo về rừng đây thêm sáng, bếp lửa đây thêm hồng... ơ cô giáo đẹp như hoa mai rừng”. Bước chân Quỳnh sải nhanh về mái trường xóm bản đang vẫy gọi.

 

 

                                                          Văn Song (T.T.V)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nói với con một lời

(HBĐT) - - Kịch, kịch, choang! Nghe tiếng động mạnh ở phòng thờ, tôi không kịp tắt máy vi tính vội chạy lên. Trước mắt tôi là cảnh tượng thằng cu Hùng mặt mày xám ngoét, nhìn trân trân vào những mảnh gốm của pho tượng đã vỡ tan tành. Tôi rít lên: - Hùng, sao con dám làm như vậy? Bố nói mãi rồi, đây đâu phải chỗ chơi của con. Mẹ mày về sẽ nhừ đòn con ơi!

Chiếc liềm của mẹ

(HBĐT) - Anh cố ngủ mà chẳng được, hình bóng người mẹ hiền về rõ mồn một. Bố anh mất sau trận bom B52 rải thảm, mẹ liêu xiêu một mình trong ngôi nhà tranh với mảnh vườn nho nhỏ mấy luống rau xanh, mùa nào, thức ấy. Dưới mái nhà, bóng dáng bốn mẹ con ra vào. Khuây khỏa nỗi buồn bố mất, tiếng cười con trẻ lại hồn nhiên, tình làng, nghĩa xóm lại lui tới chuyện trò, nỗi buồn rồi cũng qua đi theo năm tháng.

Bức thông điệp xanh

(HBĐT) - Đã từ lâu lắm, một bức thông điệp về khát vọng hòa bình và tươi vui được gửi cho muôn loài. Từ cánh rừng Phổ Luông, sau đợt khai thác trắng, tiếp đến là đốt nương làm rẫy của con người. Ngọn lửa đỏ đã liếm gọn từ cây cỏ đến những thân gỗ lớn. Làng mạc của những cư dân kiến bé nhỏ cư trú sầm uất là thế bỗng trở nên tiêu điều. Nhiều công dân chậm chân đã chết yểu trong khói lửa.

Tờ quyết định bất ngờ

(HBĐT) - Nó nhận chân làm tạp vụ ở công ty Hoàng Hoa, Công ty chuyên doanh hàng thêu xuất khẩu. Với đồng lương không nhiều, công việc cũng chẳng có gì nặng nhọc lại làm việc ngoài giờ nên nó có thời gian chạy đi, chạy lại kiếm thêm tiền.

Tiếng trống bác Cộc

(HBĐT) - Bác Cộc một thời ở đội quân nhạc làm anh nhạc công đánh trống. Đơn vị phân công anh vào quân nhạc cũng có cái lý của nó bởi lẽ anh em thấy anh gõ vào cái xoong, cái nồi, đến cái bình tong đều có âm thanh, nhịp điệu. Được một thời gian, Cộc không toại nguyện, nằng nặc đề nghị cấp trên sang làm anh lính bộ binh để đánh giặc. Anh tâm sự, đã đi lính là phải cầm súng, ra chiến trường mà tiêu diệt giặc còn làm cái anh nhạc công thì ở nhà cũng tha hồ đánh cồng, đánh chiêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục