(HBĐT) - Những cô bé sang thu rất đẹp/ áo trắng tung bay trở lại trường/ Gửi vào trời hạ bao thương nhớ...”
Những cơn gió mùa thu mát lành, một câu thơ của ai đó vang lên trong tôi. Tôi ngắm con gái nhỏ của tôi đang ngồi xếp những quyển vở trắng tinh, thẳng dòng còn nguyên mùi giấy mới. Hồi hộp, chờ đợi giờ khắc thiêng liêng. Đặt nét bút đầu tiên, bài học đầu tiên của ngày đầu tiên đi học. Hình ảnh ấy gợi nhớ trong tôi nhiều kỷ niệm. Tôi nhớ truyện ngắn: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Dù ở thời nào, cảm giác của lần đầu tiên đến trường cũng thật đặc biệt với bao cảm xúc đáng nhớ.
Ánh mắt trong veo, hồn nhiên vẫn còn ngơ ngác luyến lưu những dư âm của lứa tuổi mầm non. Bộ đồng phục còn mới nguyên, chiếc áo sơ mi trắng tinh. Tôi đưa con đến trường, tất cả còn tinh khiết lắm. Gió thu mát mẻ, lá cờ đỏ sao vàng kéo lên hòa chung nhịp điệu âm vang của mùa thu cách mạng, sau bài hát quốc ca là những hồi trống giục. Rộn rã cả những nẻo đường, rộn rã những con tim trong phút đầu tiên bước vào năm học mới. Biết bao hy vọng, đợi chờ!
Lòng tôi chợt bâng khuâng hoài niệm về mùa tựu trường của mình. Tôi nhớ tuổi thơ khốn khó của mình mà thấy nhớ thương nội rưng rưng. Buổi học đầu tiên đến trường nội cũng dắt tay tôi đến lớp. Tôi nhỏ thó đi bên nội gầy gò dưới lũy tre xanh lọt đầy những tia nắng sớm. Hành trang của tôi lúc đó là mấy quyển vở, những quyển sách giáo khoa mượn lại đã cũ. Cổng trường mở ra, ôi, thật lạ lẫm biết bao. Bỡ ngỡ, sợ sệt, lo âu, tôi ngơ ngác đứng sát bên nội ngắm nhìn những hàng xà cừ cổ thụ. Tim tôi rộn ràng như tiếng trống thuở đầu tiên.Tôi òa khóc khi bước vào lớp học vì không có nội ở bên. Bao nhiêu ký ức tuổi thơ tràn về khi mùa thu đến, đã bao mùa lá rụng, chứng kiến bao mùa tựu trường. Hôm nay, dắt tay con gái nhỏ đi trên con đường rộng dài, nghe tiếng trống âm vang báo hiệu năm học mới lòng bồi hồi biết bao xúc cảm. Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, giáo dục cũng đạt được nhiều thành tựu, trình độ dân trí ngày càng cao. Với nhiều chính sách đãi ngộ, quan tâm của Đảng không chỉ ở những đô thị lớn mà nhiều vùng quê, vùng cao đến miền hải đảo xa xôi, trẻ em cũng được đến trường. Giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu” và được tất cả mọi người quan tâm. Hôm nay, nghe tiếng trống âm vang báo hiệu niên học mới, tiếng trống cứ ngân nga trên khắp các nẻo đường từ thành thị đến nông thôn, đến những bản làng xa xôi chẳng hề phân biệt; vẫn âm vang, lan tỏa như thúc giục, kêu gọi và thắp lên trong hàng triệu con tim cùng nhau tưng bừng trong ngày khai trường. Bao háo hức, hân hoan niềm vui tuổi nhỏ cũng là lúc những thầy giáo, cô giáo bước vào một vụ mới với rất nhiều chuẩn bị để cùng học trò thắp lên những khát vọng của một mùa bội thu. Để có được thành quả cũng là những nhọc nhằn từng đêm bên những trang giáo án, những bài giảng có chất lượng đến với học trò. Gió thu tung bay, nắng thu vàng hoa cúc, trời thu trong trẻo, rộn ràng cùng với nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc: Cách mạng Tháng Tám rồi đến ngày cả dân tộc ngừng im nghe Bác đọc Tuyên ngôn độc lập. Lời Bác như còn vang vọng, gần gũi đâu đây. Nghề thầy giáo vẫn lặng thầm mà không kém phần vất vả, là thế đấy, thầy mấy ai là người nổi tiếng, chỉ mong sao cho trò mình rạng rỡ nên người và vui mừng ngắm những ánh hào quang tỏa rạng. Thầy vẫn được ví như những con tắm cần mẫn nhả tơ, như người đưa đò thầm lặng. Từ rất xa xưa, khi đặt ai vào nghiệp làm thầy là đặt con người ta vào sự thanh bần không được tham lam phú quý, giàu sang, dù không võng lọng, xe hơi đón đưa nhưng người thầy chân chính thời nào cũng vẫn được xã hội tôn trọng. Người thầy mà quá chạy theo những cám dỗ của đồng tiền thì e đức thầy càng mỏng. Ngắm nhìn những gương mặt non tơ, rạng rỡ trong bộ đồng phục, những chiếc khăn quàng thắm đỏ trên sân trường xanh lá, ai cũng thầm phấn khởi. Đã có nhiều ngôi trường mới khang trang mọc lên thay cho những lớp học dột nát, nhiều thầy, cô đã không ngại gian nan đến với các em học sinh ở những vùng xa xôi, khó khăn nhất để đem cái chữ, đem ánh sáng văn minh về với những bản làng, những vùng hải đảo. Thật đáng khâm phục biết mấy!
Trẻ con ở đâu cũng hồn nhiên, vô tư như một lẽ tự nhiên. Để lo cho con đầy đủ trong ngày tựu trường, nhiều ông bố, bà mẹ đã phải vất vả chạy vạy lo toan nhưng đền đáp lại chúng ta cũng gặp nhiều gương học sinh nghèo vượt khó. Trong các kỳ thi đại học, nhiều học sinh đỗ thủ khoa, cũng có những em xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, từ những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Nhưng ai ngăn được những trái tim thắp lửa.
Một năm học mới bắt đầu, dưới những tán phượng xanh mềm, những hàng bằng lăng cổ thụ lúc lỉu đầy những quả, thầy và trò cả nước lại hăng hái say sưa bước vào vụ mới trên cánh đồng gieo chữ. Vẫn biết nền giáo dục nước nhà vẫn còn nhiều bất cập nhưng không thể phủ định những thành quả to lớn mà chúng ta đã đạt được. Đến mỗi ngôi trường vẫn cho ta cảm giác yên bình, thân thiện, trong trẻo nhất. Trong lòng mỗi người vẫn tin tưởng và hy vọng. Nhìn con gái nhỏ tung tăng, những nếp áo đồng phục tinh khôi xen lẫn màu khăn quàng đỏ trên sân trường, dưới nắng thu vàng, giữa mùa thu cách mạng, tôi khẽ mỉm cười, mùa tựu trường. Trời đã lại vào thu!
Tản văn của Vũ Lê Ngân Hương
(TT GDTX Tứ Kỳ, Hải Dương)
(HBĐT) - Từ nhỏ, tôi luôn yêu quý và ao ước được như cha tôi. Có phải bởi câu “Con gái giống cha giàu ba mươi đụn”. Có điều là tôi đã học được nhiều điều từ cha. Cha tôi là một thầy giáo trường làng, tuy nghèo, song cha tôi luôn sống thanh bạch, đĩnh đạc và giao lưu rộng. Trong làng hễ có việc hệ trọng là các cụ cao tuổi thường đến hỏi ý cha. Với tôi, hễ có vướng mắc, từ kiến thức, trong giao tiếp đến việc ngoài đời, hỏi đến cha là đều được giải đáp cụ thể, rõ ràng. Có lần tôi đem những ý của cha đến hỏi các thầy, cô giáo và lần nào cũng được các thầy, cô giáo công nhận là đúng, khiến tôi tự tin và học hành ngày một tấn tới, từ tiểu học đến trung học, tôi vẫn luôn đứng trong tốp ba dẫn đầu lớp.
(HBĐT) - Anh Hùng ra đảo khi chị Hiền đang mang bầu được 3 tháng. Thấm thoắt thời gian, con bé Hoài Thương nay đã lên 5 tuổi, đi học lớp mẫu giáo lớn, đi học về, Hoài Thương cứ bi bô hát. ông bà nội nhớ con trai nơi đảo xa, ôm cháu vào lòng nựng cháu:
(HBĐT) - Sáng thứ hai đầu tuần, cơ quan thường tổ chức họp giao ban. Như thường lệ, sáng nay họp xong, Tân trở về phòng làm việc. Anh vừa ngồi vào bàn làm việc thong thả mở cặp tài liệu xem xét văn bản các nơi gửi đến. Chợt có tiếng gõ cửa, anh nói vọng ra:
(HBĐT) - Sân trường hôm nay rộn rã hẳn lên, lũ học trò lớp 9 trao nhau cuốn sổ tay và những dòng lưu bút để rồi ngày mai mỗi đứa chọn cho mình một con đường tương lai mới. Mới sớm mai mà nắng như đổ lửa, những cây phượng thắp lửa đỏ xòe tán như chiếc ô khổng lồ. Chùm bằng lăng tím còn e ấp trong nắng sớm. Các khối lớp đang tập lại các bài hát, điệu múa chuẩn bị cho lễ tổng kết năm học 2011-2012. Không khí thật rộn ràng, náo nức. Dàn đồng ca ve sầu hình như cũng muốn chia vui cùng các bạn...
(HBĐT) - Tháng 5, không gian tràn ngập ánh sáng, ngay từ sáng tinh mơ, nắng đã rực rỡ vàng, lấp lánh bên hiên. Không chỉ nơi tôi ở, bên bạn cũng đang có tiếng ve râm ran, có phượng vĩ nở đỏ trên lối về. Hè về, đâu đâu cũng thấy màu đỏ rực rỡ của hoa phượng, hoa rực rỡ, mạnh mẽ và lạc quan hiếm thấy.
(HBĐT) - Những cánh phượng đã thắp đỏ góc sân trường, ve sầu đã kêu râm ran báo mùa hè đến, một năm học kết thúc. Để chuẩn bị cho ngày tổng kết năm học và kỷ niệm ngày 1/6, ngày Quốc tế thiếu nhi, lớp 5A ríu rít tập bản đồng ca do cô giáo Huyện, chủ nhiệm lớp hướng dẫn. Cả bọn thằng Cường, Huy, Quang, Tuấn, Dũng cùng bọn cái Liên, Trang, Thảo, Thủy, Thu chuản bị một tiết mục thật xuất sắc để rồi chia tay mái trường tiểu học đã gắn bó với chúng bao kỷ niệm trong học tập, sinh hoạt đội - những ngày vô tư hồn nhiên của tuổi học trò.