(HBĐT) - Sẻo May đếm ngón tay, đếm trong bụng. Ngày một ngày hai là chợ phiên. Chợ phiên này, Sẻo May phải xin bố mẹ cho mình đi với con gái bản núi Khău Mang. Sẻo May 17 tuổi hơn rồi sao cứ phải đi theo bố mẹ. Chỉ tại ông trời không cho bố mẹ nhiều con trai, con gái. Bố bảo:
- Ta chỉ có một con gái. Con gái không xuống chợ phiên một mình được. Nói vậy nhưng bố lại bảo mẹ:
- Mình bắt hai con gà, buộc chân nó lại bỏ vào lù cở cho con đi chợ. Không có cái gì bán, không có tiền mua nhiều thứ, không được ăn thắng cố thì khổ nhiều đấy.
Sẻo May vừa vội bước chân xuống núi, vừa nghĩ: “ Người nơi khác đến lại bảo chợ Khău Mang là chợ tình. Chợ tình là sao”?
Các bạn của Sẻo May có cả con trai ở bản xa, núi xa cũng đến. Nhiều người đợi Sẻo May ở hòn đá to dưới gốc cây đào ở chân núi Khău Mang. Người con trai bản xa, núi xa mới một lần thấy Sẻo May. Mắt người trai ấy đã sáng lên như sao trên trời nhìn Sẻo May từ đầu đến chân lại nhìn lên. Sẻo May nóng bừng đôi má. Không muốn xuống chợ phiên nữa. Nhưng chân lại cứ bước theo các bạn và người trai ấy.
Chợ phiên nhiều người, nhiều thứ bán, nhiều thứ mua. Nhiều người không bán, không mua thứ gì. Tiếng khèn, tiếng sáo như sương trời, gió núi gọi, kéo nhiều người đến đứng chung quanh chảo thắng cố cho ấm lại được ăn ngon. Sẻo May không dám đến, chỉ ngồi trên một hòn đá to ở góc chợ phiên. Hòn đá to ở góc chợ là chỗ bố mẹ và Sẻo May quen ngồi những ngày đến chợ. Bố kể:
- Bố gặp mẹ ở trên hòn đá này. Chợ phiên nào cũng đến. Gặp đi, gặp lại rồi thương nhau - Mẹ cũng nói cho Sẻo May nghe:
- Bố bảo mẹ, giữa đêm mới trốn xuống hòn đá ở gốc cây đào để cho bố cướp. Bố cõng mẹ chạy về nhà cúng ma lớn để thành ma bé trong nhà, thành vợ của bố. Đêm ngắn lại ngày nhanh hơn. Một năm chưa đủ mẹ đã sinh con ra.
Người con trai mắt sáng như sao trời, đến ngồi bên phía tay phải của Sẻo May trên hòn đá to ở góc chợ. Tiếng đàn môi của người trai ấy như lửa đốt ở trong lòng Sẻo May:
Nàng gái ơi
Không thương thì chớ
Có lòng rồi ta mang ngựa hồng, ngựa mận
Vượt qua đèo cao núi dựng
Ta đón mình về gói vào lá đêm xuân.
Phiên chợ trước, phiên chợ sau, nhiều phiên chợ sau nữa. Người trai ấy còn gảy nhiều lần đàn môi yêu thương gửi vào lòng cho Sẻo May. Biết Sẻo May chịu rồi người trai ấy bảo:
- Không phải đến nửa đêm, trời sập tối xuống là Sẻo May trốn ra hòn đá dưới gốc cây đào để mình cướp về làm ma nhà mình, làm vợ cho mình.
Buồn cho Sẻo May rồi. Bố mẹ lại ốm đúng vào cái đêm Sẻo May hẹn cho người ta cướp đi làm vợ.
Sẻo May không đến hòn đá dưới gốc cây đào để được đi làm ma nhà người ta. Làm vợ người ta có cái tên là Vàng A Sinh. Đêm 1, đêm 2 và nhiều đêm nữa, bố mẹ không ăn cơm, không uống nước được. ông anh của bố cúng ma nhiều lần. Bố mẹ cũng không khỏi ốm. Bố bị ông trời bắt đi làm ma rừng, ma núi mất rồi. Một tháng sau, mẹ cũng đi theo bố để lại một mình Sẻo May. Sẻo May lấy lá ngón ăn để đi theo bố mẹ. ông anh của bố nắm chặt lấy tay, vứt lá ngón vào rừng không cho Sẻo May chết.
Đêm nào, ngày nào, Sẻo May cũng đến hòn đá dưới gốc cây đào chờ gặp người thương để được bắt đi làm ma, làm vợ. Nhưng không được nữa rồi. Người trai thương nhớ đã cướp người gái khác về làm vợ. Bỏ Sẻo May lại như con chim lẻ mình rã cánh giữa trời hoang.
Nhiều người con trai khác muốn cướp Sẻo May về làm vợ. Sẻo May cũng thích một người. Người trai ấy có tiếng khèn lạ lắm. Tiếng khèn biết nói tiếng người.
Tiếng khèn buồn
Ta lẻ mình buồn hơn
Gà ta gáy gà người không đáp
Nhớ thương người nàng gái ơi.
Tiếng khèn giận hờn cũng thiết tha gọi. Con tim Sẻo May đập thình thịch như tiếng trống gọi hồn ma. Không nghĩ nhiều nữa, Sẻo May nhanh tay bỏ mấy quả dưa và hai con gà vào lù cở rồi nhanh hơn con ngựa rồng, ngựa thỏ xuống chợ tình.
Tiếng khèn người trai ấy vang đến tận núi Khău Mang. Sẻo May như không còn hơi thở, chân tay muốn rời ra. Sẻo May có thương người ấy hay chỉ mê tiếng khèn. Đã có lòng rồi, sao người trai ấy gặp Sẻo May lại không nhìn từ trên xuống, từ dưới lên. Hai mắt không sáng như sao trời, lại liếc ngang, liếc chéo làm cho Sẻo May sợ. Sẻo May buồn hơn sợ. Không ưng nữa rồi. Hết năm này tiếp theo năm khác, ngày nhớ, đêm thương. Chỉ thương nhớ một người có đôi mắt sáng như sao trời. Giữa chợ phiên mà nhìn Sẻo May từ đầu xuống chân rồi lại nhìn lên.
Mười ngày chợ phiên, ba trăm ngày chợ phiên không nghe được tiếng đàn môi của A Sính. Chỉ một mình buồn thương. Chẳng lẽ ông trời... không, không! A Sinh chưa chết.
Con gái Mông không được đi cướp con trai Mông về làm chồng. Ma rừng ma núi thì có thể bắt A Sinh đi theo làm chồng.
Cái chân nhanh lên, đi lấy thật nhiều lá ngón xanh, lá ngón tím. ăn nhiều mới làm ma nhanh được. Lá ngón chất cao ngang vai để hồn vía đi làm ma, xương thịt cũng tan rữa hết. Không để lại thứ gì. Người khác mà nhìn thấy thì xấu hổ hồn ma.
Sẻo May mệt lả ngủ thiếp đi. Trong mơ Sẻo May thấy A Sinh từ trên trời xuống vứt hết lá ngón của Sẻo May xuống núi. A Sinh không gảy đàn môi mà lại ngửa mặt lên ngọn núi Khău Mang hét lên:
- ơi thần rừng, ma núi từ nay đến nhiều năm sau không được cho cây lá ngón sống nữa.
Một cơn gió ào đến thổi bay hết lá ngón xuống chân núi. Sẻo May giật mình mở mắt nhưng không nhìn thấy A Sinh. Chỉ thấy lá ngón biến thành cỏ may.
Phiên chợ nào cũng đi tìm tình yêu. Nghĩ đến phận lẻ mình càng đau buồn thương nhớ. Người còi tóp lại, biết là mình già rồi. Không được ngồi bên hòn đá dưới gốc cây đào. Không được ngồi trên hòn đá to ở góc chợ Tình, hồn vía không yên được.
Trời thả sương nặng hạt suống rét buốt chân tay. Bà lão Sẻo May cố bước từng bước xuống chợ để nhớ lại để được yêu thương như ngày xưa. Không được nữa rồi. Sẻo May ngã xuống, nằm co quắp bên hòn đá dưới gốc đào.
Vợ chồng Vàng A Sính đi chợ trông thấy bà già nằm co quắp ở bên đường. A Sính bảo vợ:
- Lên ngựa mau. Phải cứu người ấy. Làm sao người ấy nằm ở đây mà chết được. A Sính lại vội vàng giục vợ:
- ôm chặt lấy bà lão, về nhà thôi, nhanh lên !
Đặt bà lão nằm bên bếp lửa. Vợ chồng A Sính lo trong bụng, vội chân tay. Giã gừng cho vào rượu nóng xoa bóp cho bà lão. Bà Sẻo May dần dần tỉnh lại. Vợ A Sính thay váy áo cho bà. A Sính thì đi nấu cháo bột ngô với trứng gà cho bà lão ăn.
Ngày một, ngày hai, bà lão đã khoẻ. Đi ra cửa nhưng không nhìn thấy rừng thấy núi, sương mù che lấp cả rồi. Bà Sẻo May thấy không yên ở trong bụng mới nói với vợ chồng người đã cứu mình khỏi chết:
- Các cháu là người của trời đã cứu cho ta được sống lại. Ta biết ơn nhiều, nhiều lắm. Ta khoẻ rồi, các cháu cho ta về nhà thôi. A Sính vội nói:
- Bà còn ốm. Ta không cho bà đi được đâu. Bà bảo về nhà, nhà ở đâu.
- Nhà ta ở làng Tả Sủa, núi Khău Mang
- Vậy .... người làng Tả Sủa, núi Khău Mang gọi tên bà là gì.
- Ta là Vừ Sẻo May.
- Đúng rồi, không sai được - A Sính reo lên rồi gọi vợ ra bảo - Mình có nhớ lúc ngắt hơi thở để đi làm ma bố nói gì không. Vợ A Sính thấy buồn ở trong lòng khe khẽ trả lời:
- Lúc nào cũng nhớ: Bố bảo: “Ngày ấy đêm nào bố cũng đến ngồi trên hòn đá bên gốc cây đào chờ nàng gái có tên là Vừ Sẻo May. Vừ Sẻo May ở làng Tả Sủa, núi Khău Mang”. - Nghỉ lấy lại hơi bố mới bảo - “Sau khi bố chết, các con đến làng Tả Sủa, núi Khău Mang tìm cho bố người gái có tên là Vừ Sẻo May, Sẻo May”. Bà Sẻo May hoa cả mắt. Không nghĩ được gì cả hỏi ngay:
- Bố của các cháu là Vàng A Sinh phải không. - Buột miệng hỏi, rồi nhìn A Sính từ trên đầu xuống chân rồi lại nhìn trở lên - Sao mà bố con giống nhau như một người. - A Sính reo lên:
- Cháu nghĩ đúng rồi, không sai được. Từ nay chúng cháu lại có mẹ. Mẹ không phải đi đâu nữa.
Bùi Chí Thanh
(Số nhà 117, tổ 1, phường Chăm Mát, TPHB)
Dì Thêm là con gái út của ông bà ngoại tôi. ông ngoại tôi làm nghề dạy học cấp I ở trường làng. Dì tôi hiền lành, là con gái nông thôn nhưng dì có mái tóc xoăn bồng tự nhiên, khuôn mặt trái xoan, nước da trắng trẻo, chẳng thua gì con gái nơi phố phường. Dì bảo, dì có cái tên Thêm mộc mạc, giản dị vì ông bà ngoại đẻ dì sau 4 chị em, dì là út ít trong nhà lại đẻ thêm nên ông ngoại đặt tên Thêm là vì thế. Khi chúng tôi khen mái tóc dì đẹp, dì thở dài:
(HBĐT) - Từ nhỏ, tôi luôn yêu quý và ao ước được như cha tôi. Có phải bởi câu “Con gái giống cha giàu ba mươi đụn”. Có điều là tôi đã học được nhiều điều từ cha. Cha tôi là một thầy giáo trường làng, tuy nghèo, song cha tôi luôn sống thanh bạch, đĩnh đạc và giao lưu rộng. Trong làng hễ có việc hệ trọng là các cụ cao tuổi thường đến hỏi ý cha. Với tôi, hễ có vướng mắc, từ kiến thức, trong giao tiếp đến việc ngoài đời, hỏi đến cha là đều được giải đáp cụ thể, rõ ràng. Có lần tôi đem những ý của cha đến hỏi các thầy, cô giáo và lần nào cũng được các thầy, cô giáo công nhận là đúng, khiến tôi tự tin và học hành ngày một tấn tới, từ tiểu học đến trung học, tôi vẫn luôn đứng trong tốp ba dẫn đầu lớp.
(HBĐT) - Anh Hùng ra đảo khi chị Hiền đang mang bầu được 3 tháng. Thấm thoắt thời gian, con bé Hoài Thương nay đã lên 5 tuổi, đi học lớp mẫu giáo lớn, đi học về, Hoài Thương cứ bi bô hát. ông bà nội nhớ con trai nơi đảo xa, ôm cháu vào lòng nựng cháu:
(HBĐT) - Sáng thứ hai đầu tuần, cơ quan thường tổ chức họp giao ban. Như thường lệ, sáng nay họp xong, Tân trở về phòng làm việc. Anh vừa ngồi vào bàn làm việc thong thả mở cặp tài liệu xem xét văn bản các nơi gửi đến. Chợt có tiếng gõ cửa, anh nói vọng ra:
(HBĐT) - Sân trường hôm nay rộn rã hẳn lên, lũ học trò lớp 9 trao nhau cuốn sổ tay và những dòng lưu bút để rồi ngày mai mỗi đứa chọn cho mình một con đường tương lai mới. Mới sớm mai mà nắng như đổ lửa, những cây phượng thắp lửa đỏ xòe tán như chiếc ô khổng lồ. Chùm bằng lăng tím còn e ấp trong nắng sớm. Các khối lớp đang tập lại các bài hát, điệu múa chuẩn bị cho lễ tổng kết năm học 2011-2012. Không khí thật rộn ràng, náo nức. Dàn đồng ca ve sầu hình như cũng muốn chia vui cùng các bạn...
(HBĐT) - Tháng 5, không gian tràn ngập ánh sáng, ngay từ sáng tinh mơ, nắng đã rực rỡ vàng, lấp lánh bên hiên. Không chỉ nơi tôi ở, bên bạn cũng đang có tiếng ve râm ran, có phượng vĩ nở đỏ trên lối về. Hè về, đâu đâu cũng thấy màu đỏ rực rỡ của hoa phượng, hoa rực rỡ, mạnh mẽ và lạc quan hiếm thấy.