(HBĐT) - 8 năm nay, sáng nào cũng vậy, khi chiếc loa công cộng phát chương trình thể dục buổi sáng của Đài Tiếng nói Việt Nam thì cụ ông, cụ bà đã ngồi trên giường tập dưỡng sinh xoa bóp bài “Cốc đại phong” để làm cho tinh thần sảng khoái, mạch máu lưu thông rồi hai cụ mới đi bộ. Sáng nay, cụ bà vào buồng lấy cai ô rộng vành màu đen và chiếc mũ phớt đưa chọ cụ ông và bảo:
- Ông ra đường đứng đợi tôi khóa cửa rồi ra cũng kịp.
Tốp thanh niên đi bộ đằng sau nhìn cụ ái, cụ Hoàn đi tập trên con đường lên đập thủy điện tấm tắc khen: “Hai cụ như đôi uyên ương đẹp quá. Chắc thời trẻ hai cụ đẹp lắm”.
Cụ bà là con gái cụ Bạch Văn Hoạt, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, liệt sĩ thời chống Pháp. Cụ vào HTX Nghĩa Phương (trồng rau) sớm nhất ở thị xã Hòa Bình (trước đây), nay ở tuổi 80. Bà con tổ 9, phường Phương Lâm (TPHB) ai cũng khen hai cụ hiền lành, mẫu mực cho con cháu noi theo.
Thời bao cấp, hai cụ vất vả, tảo tần lắm mới nuôi nổi 7 người con ăn học khôn lớn. Các con của hai cụ cũng chỉ học đến lớp 5, lớp 6 rồi nghỉ học đi tìm việc làm, tính kế sinh nhai. Điều làm hai cụ mừng nhất: họ đều là những người con tử tế, sống hiểu thảo với cha mẹ, song họ nghèo quá! Người con gái thứ 6 lấy chồng tận Thái Nguyên, thỉnh thoảng cũng chỉ gửi về biếu bố mẹ được cân chè Thái. Hai cụ sống tằn tiện bằng khoản tiền tiết kiệm 900.000 đồng/tháng. Đi tập về, hai cụ ra bờ sông Đà trồng các loại rau sạch để đỡ phải mua. Cuộc sống còn nhiều thiếu thốn nhưng không ai thấy hai cụ buồn rầu, than vãn bao giờ. Phải chăng, đây là bí quyết làm cho hai cụ thọ lâu. Năm ngoái, cụ bà được nhà nước cấp cho 50 triệu đồng hưởng công lao của người cha là lão thành cách mạng. Hai cụ băn khoăn mãi không biết nên sử dụng thế nào. Cuối cùng cũng có lịch chi tiêt: trích 20 triệu đồng mua 14 m2 đất để hai cụ có nơi an nghỉ cuối cùng; dành 30 triệu đồng để đỡ đần cho người con gái thứ 2, chồng chị là thương binh không có lương, vợ chồng, con cái ở dồn vào hai gian chật chội nhường cho bố mẹ một gian.
Chị nói với bố mẹ: “Chúng con không nỡ lòng nào cầm tiền của bố mẹ đâu. Con nào dám để bố mẹ ở thuê nhà mình, nó nghịch cảnh lắm”. Rồi chị úp mặt vào tường khóc, bà mẹ thương con cũng khóc theo:
- Đây là của hoa thơm ông bà ngoại để lại, bố mẹ cho các cháu con ạ. Rồi cái khó nó bó cái khôn.
- Chúng con xin ông bà vậy.
Ở đời đẻ con ra ai cũng hết lòng nuôi con, chăm sóc con, mong sao con nên người. Lúc về già ai cũng mong muốn trông cậy vào con, song hai cụ mới đạt được một vế của câu ngạn ngữ “Trẻ cậy cha nhưng già chưa được cậy con”.
Đỗ Tâm
(Tổ 14, phường Phương Lâm, TPHB)
(HBĐT) - Sáng nay, cả nhà Hoa dậy sớm, mọi thứ Hoa đã chuẩn bị từ chiều hôm trước nhưng cha vẫn bắt Hoa kiểm tra lần cuối xem có thiếu thứ gì không. Hai thằng Tuấn, Tú - con trai Hoa cũng dậy rửa mặt, đánh răng, tiếng còi xe tăcxi kêu ngoài cổng, cha con, ông cháu lễ mễ bê các thứ ra xe. Cứ vào ngày này, tháng này của mỗi năm là cha và Hoa lại về quê chú Bốn để giỗ chú ấy. Nắng mùa thu vàng như mật ong, gió thu thổi nhè nhẹ, bầu trời quang đãng.
Dì Thêm là con gái út của ông bà ngoại tôi. ông ngoại tôi làm nghề dạy học cấp I ở trường làng. Dì tôi hiền lành, là con gái nông thôn nhưng dì có mái tóc xoăn bồng tự nhiên, khuôn mặt trái xoan, nước da trắng trẻo, chẳng thua gì con gái nơi phố phường. Dì bảo, dì có cái tên Thêm mộc mạc, giản dị vì ông bà ngoại đẻ dì sau 4 chị em, dì là út ít trong nhà lại đẻ thêm nên ông ngoại đặt tên Thêm là vì thế. Khi chúng tôi khen mái tóc dì đẹp, dì thở dài:
(HBĐT) - Từ nhỏ, tôi luôn yêu quý và ao ước được như cha tôi. Có phải bởi câu “Con gái giống cha giàu ba mươi đụn”. Có điều là tôi đã học được nhiều điều từ cha. Cha tôi là một thầy giáo trường làng, tuy nghèo, song cha tôi luôn sống thanh bạch, đĩnh đạc và giao lưu rộng. Trong làng hễ có việc hệ trọng là các cụ cao tuổi thường đến hỏi ý cha. Với tôi, hễ có vướng mắc, từ kiến thức, trong giao tiếp đến việc ngoài đời, hỏi đến cha là đều được giải đáp cụ thể, rõ ràng. Có lần tôi đem những ý của cha đến hỏi các thầy, cô giáo và lần nào cũng được các thầy, cô giáo công nhận là đúng, khiến tôi tự tin và học hành ngày một tấn tới, từ tiểu học đến trung học, tôi vẫn luôn đứng trong tốp ba dẫn đầu lớp.
(HBĐT) - Anh Hùng ra đảo khi chị Hiền đang mang bầu được 3 tháng. Thấm thoắt thời gian, con bé Hoài Thương nay đã lên 5 tuổi, đi học lớp mẫu giáo lớn, đi học về, Hoài Thương cứ bi bô hát. ông bà nội nhớ con trai nơi đảo xa, ôm cháu vào lòng nựng cháu:
(HBĐT) - Sáng thứ hai đầu tuần, cơ quan thường tổ chức họp giao ban. Như thường lệ, sáng nay họp xong, Tân trở về phòng làm việc. Anh vừa ngồi vào bàn làm việc thong thả mở cặp tài liệu xem xét văn bản các nơi gửi đến. Chợt có tiếng gõ cửa, anh nói vọng ra:
(HBĐT) - Sân trường hôm nay rộn rã hẳn lên, lũ học trò lớp 9 trao nhau cuốn sổ tay và những dòng lưu bút để rồi ngày mai mỗi đứa chọn cho mình một con đường tương lai mới. Mới sớm mai mà nắng như đổ lửa, những cây phượng thắp lửa đỏ xòe tán như chiếc ô khổng lồ. Chùm bằng lăng tím còn e ấp trong nắng sớm. Các khối lớp đang tập lại các bài hát, điệu múa chuẩn bị cho lễ tổng kết năm học 2011-2012. Không khí thật rộn ràng, náo nức. Dàn đồng ca ve sầu hình như cũng muốn chia vui cùng các bạn...