(HBĐT) - Một sáng chủ nhật của những ngày cuối năm, ngôi nhà vẫn đóng kín cổng, giàn hoa giấy trước thềm nhà nở một màu hồng phai, một cơn gió động nhẹ làm lay động những cánh hoa mỏng dính. Bỗng chiếc cổng hé mở, một bà cụ già tuổi ngoài 70, tóc đã nhuốm bạc, đôi mắt vẫn sáng, quần áo vẫn gọn gàng, cổ quấn chiếc khăn len màu mận chín đã bạc, muốn đi vào nhưng bà cũng rất sợ khi nhận sự xua đuổi mà bà chắc người ta sẽ dành cho bà. Bà quệt dấu bã trầu trên miệng, ngẫm nghĩ rồi nói một mình:
Bà lão giật mình khi nghe tiếng chào sau lưng mình. Cụ nghĩ người ta nhầm mình rồi, tưởng mình ở quê lên phố hỏi thăm nhà quen chăng? Họ đã không coi mình là kẻ ăn xin thì thôi, mình cũng chẳng dám mở miệng ra mà xin xỏ nữa. Nhưng người đàn ông trạc chừng 45 tuổi, người tầm thước, có khuôn mặt sáng sủa, nước da trắng hồng, mái tóc đen cười lên tiếng:
- Cụ nhỡ đường đi ăn xin à, mời cụ vào trong nhà uống chén nước nóng đã!
Người đàn ông trung niên nhìn cụ, một thoáng buồn hỏi cụ.
- Cuối năm rồi, nhà cửa, con cháu đâu mà cụ phải đi thế này?
Rồi người đàn ông cầm tay cụ dắt vào trong nhà mời cụ ngồi lên ghế, rót cốc nước chè xanh từ trong ấm ủ. Cốc nước vàng xanh, bốc hơi thơm mùi thơm của làng quê:
- Mời cụ uống cốc nước chè xanh cho ấm bụng!
Cụ có vẻ ngạc nhiên, người thành phố người ta hay uống trà, cà phê chứ mấy ai uống chè xanh, uống thứ nước nhà quê.
Cụ cầm cốc nước, hơi nóng ấm từ chiếc cốc chuyền vào đôi bàn tay gân guốc, chai sạn làm người cụ như được một luồng nhiệt chuyền vào cả người tự nhiên nóng râm ran. Cụ nghi hoặc sao ông chủ nhà này lại tử tế, người có nhà cao, cửa rộng thế mà lại thương người vậy hay là họ định nhờ vả mình điều gì. Bà cụ liếc nhìn phòng khách trang trí lịch sự, nhìn lên trần nhà, chùm đèn màu sắc óng ánh. Biết ý, người đàn ông nói với cụ:
- Cháu ở quê lên công tác trên này đã hơn 10 năm nay, cũng tằn tiện mới có củỷa ăn, của để, gặp lúc ở quê giải phóng mặt bằng xây dựng khu công nghiệp chế biến được đền bù ít tiền, mẹ già, anh cả, chị gái thương con út dành cho khoản tiền nên mới có cơ ngơi này.
Cụ già im lặng ngồi nghe chuyện từ anh chủ ngôi nhà:
- Thôi, cụ uống nước đi hay cụ chưa ăn gì nên uống nước chè xanh sợ bị say?
Cụ già chép chép miệng:
- à, ờ.
Bà cụ nhấp một ngụm nước, đúng là vị chè xanh chan chát nhưng chẳng bằng thứ chè xanh rót vào bát, đặc quánh, màu xanh mật vịt của quê cụ.
Người đàn ông chủ nhà lại vui vẻ nói:
- Cháu vẫn nghiện món chè xanh ở quê, ăn cơm xong mà có cốc nước chè xanh uống thì thấy sung sướng vô cùng, nó đậm đà, thi vị làm sao. Hôm nào đi công tác không có cốc nước chè xanh, cổ cứ lờm lợm rồi bần thần thế nào ấy.
Bà cụ nhỏ nhẹ:
- ấy, cái tình quê là nặng lắm, à mà bác ở quê lên phố sống đã hơn chục năm rồi mà vẫn giữ được gia phong.
- Dạ, cụ quá lời.
- Tôi nói thật lời đấy. Tôi nhỡự đường đi ăn xin, người ta thường gọi tôi là kẻ ăn xin, mụ ăn mày, còn bác gọi tôi là cụ.
- Dạ, ở quê người ta thường gọi thay cho con, cho cháu. Cụ chắc bằng tuổi bà nội cháu.
Bà cụ kể lể:
- Bà năm nay kém 2 tuổi nữa là tròn 80, nhờ giời còn sức khỏe nên còn túc tắc đi kiếm ăn được. Cụ nói, chồng cụ mất sớm, cụ không có con, ở với đứa cháu gái con cậu em trai, gia đình cháu cũng vất vả, lần hồi, cày bừa với 3 sào ruộng, một mảnh vườn chật vật nuôi hai đứa con ăn học. Năm nay mất mùa lại gặp cơn bão số 8 nên mùa màng cũng thất bát.
Người đàn ông chủ nhà thương cảm nói với cụ:
- Trời sang đông, cuối năm chẳng còn mấy ngày nữa là đến Tết, cụ nên về, thời tiết thất thường dễ bị ốm, ai trông nom cụ.
Nói rồi, người đàn ông gọi với lên tầng trên nói với vợ đưa cái áo khoác cũ định gửi về quê đem cho bà cụ nhỡ đường, nhỡ sá phải đi xin để cụ mặc cho ấm.
Cầm chiếc áo, bà cụ cảm động cám ơn vợ chồng chủ nhà. Người đàn ông chủ nhà móc túi lấy ra tờ bạc 50.000 đồng đặt vào tay cụ:
- Dạ, cháu xin biếu cụ chút tiền lẻ, chắc cụ chưa ăn sáng, cụ ra đầu phố ăn bát phở.
Bà cụ cầm tiền chưa kịp cám ơn người cho tiền thì người đàn ông vui vẻ cất lời:
- Cám ơn cụ đã nhận tiền của cháu.
Bà cụ nhìn người đàn ông ngơ ngác:
- Trước đây, người được tiền cho phải cám ơn người cho tiền, sao bác lại ngược đời thế?
Người đàn ông khẽ đáp:
- Thiên hạ cho thế là thuận cái sự ở đời nhưng cháu nghĩ khác, cháu cho cụ ít tiền, giúp người gà cả, nhỡ độ đường được cái phúc lớn từ cụ ban cho. Người được hưởng phúc thì vợ chồng con cháu sẽ sống khỏe mạnh, vui vẻ, cụ ạ.
Cháu bé lên 5 tuổi, từ trên gác lon ton vịn cầu thang đi xuống, thằng bé thấy bố đang nói chuyện với bà cụ già nó chẳng biết quen hay lạ, khoanh tay nhoẻn miệng cười:
- Cháu chào cụ ạ!
Bà cụ nhìn cháu bé, tấm tắc:
- Chào cháu, cháu bé ngoan quá, rõ phúc đức!
Khuôn mặt cụ vốn nhăn nheo, khắc khổ, nay giãn ra nở nụ cười hiền hậu, may mắn của lần gặp cuối năm. Bà cụ bảo bà là người nhà quê học hành chẳng được mấy chữ nhưng cái tình người thì bà hiểu lắm, sống mà không có tình người, tình làng xóm, láng giềng thì cuộc sống nhạt nhẽo như canh ăn không có muối, dù có giàu nứt đố đổ vách. Bà cụ trách thầm.
Mới hôm kia, cũng trên dãy phố này, ngôi nhà cao tầng, sân trước, sân sau vườn hoa, chậu cảnh, cây lộc vừng xum xuê, cũng cầu lộc, cầu tài nhưng cụ vừa đi tới cổng đang ngó nghiêng thì một con chó to nhảy xồ ra, hai chân bám vào cổng sắt, sủa ông ổng. Một tiếng trong nhà vọng ra:
- ăn xin à, đi đi, không có gì đâu.
Rồi một tiếng quát chó vẳng ra nghe lạnh lùng. Bà cụ lầm lũi đi để lại phía sau lưng một sự suy tư đầy trắc ẩn.
Bà nghĩ, mình nghèo nhưng sống xởi lởi, có tình dù sống cô đơn nên mỗi khi ốm đau, hàng xóm, láng giềng lại kéo đến thăm hỏi, người biếu nải chuối, người cho hộp sữa, vài cân gạo, một vài trăm ngàn. Còn kẻ giàu có một thời rồi về già, nghỉ hưu sống tách biệt xa tình làng xóm đến lúc nhắm mắt, xuôi tay thì mấõy ai thương tiếc.
Người đàn ông chủ nhà cầm tay cụ già tiễn ra cổng. Nghe câu chuyện bà cụ kể, người đàn ông tỏ ra thích thú. Bà cụ bảo:
- Năm nay là năm cái Tết con rắn, mình bươn chải chắt bóp để góp đồng tiền cho cháu đỡ vào mấy ngày tết. Bà cụ lại ví von mình như thân rắn, thân lươn chẳng kể lấm bùn mình kiếm đồng tiền của lòng thương sạch sẽ, chân chính là được. Bà cụ cảm thấy sung sướng vì lần gặp này với bác chủ nhà không phải vì 50.000 đồng hay chiếc áo ấm mà là sự tôn trọng với người già, kẻ ăn xin.
Bà cụ đi trong lòng vui vì hôm nay, những ngày cuối năm gặp được người tử tế, tốt bụng. Bà cụ cảm thấy đói bụng, đến trước hàng bán bánh mì, bà cụ bảo làm cho bà chiếc bánh mì kẹp thịt với giá rẻ nhất. Người đàn ông làm cho bà chiếc bánh giá 12.000 đồng nhưng chỉ lấy bà cụ 5.000 đồng. Bà cụ run run rút tờ bạc 50.000 đồng rồi thật thà kể - Tờ bạc này là của ông chủ nhà cuối phố vừa cho, lại cho cả chiếc áo ấm và mời uống cốc nước chè xanh. Hai tay bà run run với cái rét của ngày cuối năm.
Người bán bánh mì thương cảm liên tưởng nghĩ đến người mẹ ở quê rồi xin biếu bà chiếc bánh mà không lấy tiền nữa.
Bà cụ vừa đi, vừa nghĩ sáng nay, một sáng của ngày cuối năm, bà cụ toàn gặp điều tốt lành, may mắn. Bà cụ lẩm bẩm một mình:
- Thật là phúc đứực.
Chủ nhật tuần sau, người đàn ông trong ngôi nhà xây, có giàn hoa giấy vẫn một màu hồng sáng đẹp đi công tác về. ông nhớ bát nước chè xanh nên vừa về đến nhà đã cầm ấm nước trong giỏ ủ ra rót một cốc chè xanh, thơm, uống một ngụm. ông ngạc nhiên, sao vị chè thơm và ngon thế - ông hỏi người giúp việc:
- Chè mua ở đâu mà thơm, nước xanh hơn chè mọi khi?
Chị giúp việc chợt nhớ ra:
- à, hôm trước có một bà cụ đem một bọc chè xanh đến biếu. Tôi hỏi cụ là ai, cụ ấy bảo cụ là người ở quê.
Người đàn ông trầm tư suy nghĩ một lúc rồi xúc động khi biết người biếu chè xanh cho mình. Bà cụ gặp ngày cuối năm, bà cụ nhà quê.
Văn Song (T.T.V)
(HBĐT) - Sẻo May đếm ngón tay, đếm trong bụng. Ngày một ngày hai là chợ phiên. Chợ phiên này, Sẻo May phải xin bố mẹ cho mình đi với con gái bản núi Khău Mang. Sẻo May 17 tuổi hơn rồi sao cứ phải đi theo bố mẹ. Chỉ tại ông trời không cho bố mẹ nhiều con trai, con gái. Bố bảo:
(HBĐT) - Những cô bé sang thu rất đẹp/ áo trắng tung bay trở lại trường/ Gửi vào trời hạ bao thương nhớ...”
(HBĐT) - Đặt gánh củi lên bãi cỏ lắp xắp nước ven bờ, bác Tình chỉ kịp cởi chiếc áo vải gụ vắt lên ngọn cây hóp lòa xòa trước mặt thì đã nghe có tiếng gọi: - Bố già ơi! Quay lại giúp “con cháu” qua suối với rồi cùng đi cho vui nào! Bác giơ một tay che nắng, nheo nheo cặp mắt nhìn qua bên bờ kia. Cạnh một vách đá thạch anh trắng toát có một chàng trai tay phải chống nạng, tay trái xách ba lô lộn ngược dùng làm túi, ống quần xắn cao để lộ ra một chiếc chân gỗ màu xám mốc.
(HBĐT) - - Hôm nay anh Tú về không mẹ? - Có! Chị Liên trả lời con gái rồi tất tưởi xách chiếc làn đi chợ. Con bé Ngọc được thể mừng ra mặt. Nó nghĩ, mỗi lần anh Tú (đang học đại học Bách khoa) về là mẹ lại sắm bao nhiêu thứ: sữa tươi, kem, sữa chua..., thức ăn thì khỏi phải nói, toàn món ngon thuộc dạng khoái khẩu của Ngọc. Mẹ bảo, anh Tú đi học xa vất vả, ăn uống tạm bợ, khéo cả tuần mỳ tôm cũng nên. Mẹ vẫn hay nhắc Ngọc, con ở nhà được bố mẹ chăm sóc, cơm ngon, canh ngọt, muốn ăn gì có nấy, phải chăm chỉ học hành cho nên người, mẹ chỉ mong con học giỏi được như anh là mẹ mừng.
(HBĐT) - Sáng nay, cả nhà Hoa dậy sớm, mọi thứ Hoa đã chuẩn bị từ chiều hôm trước nhưng cha vẫn bắt Hoa kiểm tra lần cuối xem có thiếu thứ gì không. Hai thằng Tuấn, Tú - con trai Hoa cũng dậy rửa mặt, đánh răng, tiếng còi xe tăcxi kêu ngoài cổng, cha con, ông cháu lễ mễ bê các thứ ra xe. Cứ vào ngày này, tháng này của mỗi năm là cha và Hoa lại về quê chú Bốn để giỗ chú ấy. Nắng mùa thu vàng như mật ong, gió thu thổi nhè nhẹ, bầu trời quang đãng.
Dì Thêm là con gái út của ông bà ngoại tôi. ông ngoại tôi làm nghề dạy học cấp I ở trường làng. Dì tôi hiền lành, là con gái nông thôn nhưng dì có mái tóc xoăn bồng tự nhiên, khuôn mặt trái xoan, nước da trắng trẻo, chẳng thua gì con gái nơi phố phường. Dì bảo, dì có cái tên Thêm mộc mạc, giản dị vì ông bà ngoại đẻ dì sau 4 chị em, dì là út ít trong nhà lại đẻ thêm nên ông ngoại đặt tên Thêm là vì thế. Khi chúng tôi khen mái tóc dì đẹp, dì thở dài: