(HBĐT) - Tôi đang cầm cây đàn ghi ta và phía trước bàn là ly cà phê nóng bốc hơi với một tâm trạng suy nghĩ đến kỳ lạ: “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…” thì bác Thảo, chi hội trưởng chi hội phụ huynh đến gặp.

 

- Chào thầy giáo. Tôi đến xin ý kiến thầy chủ nhiệm cho các em liên hoan cuối cấp. Năm nay năm học cuối cùng của đời học sinh…

Tôi vui vẻ trao đổi với bác:

- Thật quý hóa quá, các bác sẽ vất vả đấy. Mong các bác giúp đỡ, tổ chức cho các em sao được vui vẻ, chu đáo. Các bác cần bàn bạc thêm với em Hồng Hạnh, lớp trưởng. Theo tôi biết thì đầu năm học, các em gây quỹ để dành cuối năm đi du lịch hoặc liên hoan… Quỹ lớp không đủ, các em sẽ đóng góp thêm  bác ạ.

- Thầy giáo yên tâm. Hội phụ huynh chúng em có trách nhiệm đứng ra tổ chức cho các cháu. Có vất vả một chút cũng không sao, chúng đều là con em mình cả mà.

Tiếng trống trường ngân vang, học sinh khối 12 tập hợp đầy đủ. Hôm nay nhà trường làm lễ tiễn học sinh cuối cấp ra trường. Buổi lễ được tổ chức trang nghiêm. Lễ chào cờ, hát quốc ca. Thầy Hiệu trưởng đọc diễn văn. Nhìn thầy, tôi cứ tưởng tượng như một thuyền trưởng lái con tàu đi trên bờ biển kiến thức. Con thuyền ấy đã hoàn thành nhiệm vụ.

- Chúc các em đạt kết quả thật cao trong các kỳ thi, chúc các em thực hiện được mơ ước. Thầy mong chờ những tin vui bay về trường làm vẻ vang thêm phòng truyền thống...  Thầy Hiệu trưởng nói.

- Chúng em vô cùng biết ơn các thầy, cô giáo, những người đã cho chúng em mùa xuân, trao cho chúng em những nụ hoa, những người gieo hạt để chúng em có mùa gặt hái kiến thức bước vào đời”  Một học sinh đại diện cho khối 12 phát biểu.

Buổi lễ tiễn đưa kết thúc. Sân trường tràn ngập những tà áo dài bồng bềnh tựa mây trắng như những cánh chim câu bay lượn trong tiếng nhạc, tiếng loa đài rộn ràng từ các lớp học.

Tôi nhìn về phía vườn hoa sân trường, từng đôi, từng tốp 3, tốp 7 các em học sinh khoác vai nhau thân thiết chụp ảnh. Các bác phó nháy bấm máy ảnh liên tục. Sân trường có biết bao nhiêu cảnh đẹp để ghi hình. Các cô, cậu học trò đứng khoác tay nhau dưới gốc phượng vĩ. Chỗ kia, các cô cậu ghi hình với cảnh non bộ lại có cậu ngồi sau xe đạp với chiếc giỏ chất đầy hoa phượng do cô bạn gái chở.

Cô lớp trưởng Hồng Hạnh đến gặp tôi, em nói:

- Chúng em mời thầy chụp ảnh lưu niệm cùng cả lớp ạ.

Tôi đề nghị cả lớp chụp chung một kiểu cảnh sân trường. Chỗ nào đẹp nhất nhỉ? Để chụp một kiểu ảnh sao mà khó và lâu đến thế. Tôi phải đứng ra bố trí, sắp xếp, tôi nói như ra lệnh:

- Tất cả các em nữ mặc áo dài đứng thành 3 hàng theo 3 bậc. 5 cậu con trai ngồi phía trước. Nào đứng cả vào, ngồi cả vào.

Bác thợ chụp ảnh nâng máy chuẩn bị chụp. Một, hai, ba này… bỗng 5 cậu nam sinh nằm ngửa ra phía sau, nghiêng đầu hết vào chân bạn gái. Kiểu ảnh này chắc chắn là một kiểu độc đáo, nó sẽ ghi nhớ suốt cuộc đời các em. Thầy, trò tôi lại quay về lớp học chụp kiểu thứ 2. Lớp học trang trí thật đẹp, vui nhộn. Bọn học trò nhỏ một lần nữa chúng lại xô đẩy nhau trong kiểu ảnh này để tranh giành nhau vị trí đứng giữa.

- Tao đứng cạnh thầy.

- Tao cơ…

Tôi lại phải dàn xếp:

- Thầy chủ nhiệm sẽ ngồi ở giữa, tất cả các em vây quanh. Các cậu nam “mỳ chính cánh” đừng quậy như lúc nãy nữa nhé. Nào bắt đầu. Xong.

Các em tiếp tục mời bác thợ chụp ảnh chụp từng kiểu tại các tổ học tập. Tổ 1, tổ 2, tổ 3, tổ nào thầy chủ nhiệm cũng có mặt. Tôi đến nghẹt thở, chúng ôm vai, bá cổ, đứa nắm caravat của thầy cố tạo ra kiểu ảnh nghịch ngợm. Chụp ảnh xong, chúng xin thầy ghi lưu bút. Tôi cầm trên tay một chồng sổ, đi về cuối lớp, tôi nói:

- Các em thân mến, thầy đã thức khuya cả tuần để ghi lại những lời chúc tốt đẹp nhất cho các em trong quyển học bạ. Đó là lưu bút suốt đời rồi.

Bỗng có tiếng the thé bên tai tôi:

- 5 thằng con trai kia, ghi lưu bút cho tao vào đây này.

Đó là cô bé Huyền Trang, cả lớp vẫn gọi là chim cánh cụt. Trang lấy ra một hộp bút nỉ đủ màu đưa cho bọn con trai ghi lưu bút trên áo đồng phục. Tôi nói:

- Thế ngày mai, các em lấy áo nào để mặc đến trường?

- Thầy yên trí, em có mấy chiếc áo cơ mà. Em sẽ cho chiếc áo này vào trong túi nilon cất kỹ, một kỷ vật thời học trò, hề hề… Bọn con trai trải tấm áo lên bàn, chúng vẽ hoa, bướm, chim và ghi những dòng lưu bút đùa tếu: “Em yêu của anh, chim bồ câu bé nhỏ, đừng vội lấy chồng sớm, tao nhớ mày lắm…”. Chỉ một lát, chiếc áo đã được vẽ đầy hoa văn với bao sắc màu. Bọn con trai cầm chiếc áo giơ lên rồi chạy xung quanh lớp cười đùa. Tôi nhìn kỹ tấm áo với nhiều kiểu chữ. Anh ngữ, Việt ngữ kèm họa tiết chim, cò thật “mốt” của nghệ thuật thời trang.

Đã đến giờ liên hoan. Lớp trưởng Hồng Hạnh yêu cầu các bạn ngồi vào vị trí. Em nói:

- Xin trân trọng giới thiệu thầy chủ nhiệm sẽ phát biểu với lớp chúng ta. Tiếng vỗ tay rào rào.

Tôi bước lên bục giảng, nhìn về phía dưới lớp học là 3 dãy bàn được bày biện rất đẹp. Những lọ hoa tươi, những đĩa quả, món ăn tỏa hương thơm phức. Nhìn về phía bảng đen có ghi dòng chữ “Hạ cuối - lớp 12 C-V, năm học…”. Phía bên phải bảng là hình một đàn chim đang giang rộng cánh bay, xung quanh bảng được gắn những chùm phượng vĩ. 6 ô cửa sổ lớp được các em treo với 6 giỏ hoa phượng cháy đỏ. Tôi hài lòng với cách trang trí khéo léo của các em. Thật xúc động, nghẹn ngào.

- Kính thưa các bậc phụ huynh, thưa các thầy, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân yêu, thầy xin thông báo một số tin vui, Hội đồng nhà trường xét tặng lớp ta là tập thể xuất sắc với nhiều thành tích, có 85% học sinh tiên tiến, 15% học sinh giỏi. Đặc biệt báo cáo với các vị phụ huynh, trong lớp có bạn Hồng Nhung đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn văn và em đã được vào thẳng trường đại học (tiếng vỗ tay kéo dài).

- Chặng đường phía trước còn dài, chỉ còn 3 ngày nữa các em bước vào kỳ thi tốt nghiệp, sau đó là các kỳ thi vào các trường ĐH, CĐ. Hành trình vất vả, gian nan. Các em hãy tự khẳng định mình trước bạn bè, gia đình và thầy, cô giáo.

- Các em yêu quý, giọng thầy chủ nhiệm bỗng trùng xuống, chỉ còn ngày hôm nay chúng ta sẽ chia tay. Chỉ còn hôm nay, các em sẽ cất cánh rời xa chốn này. Xa bạn bè, xa thầy, cô. Xa mái trường thân yêu.

- Các em yêu quý, hôm nay đây, giờ phút này đây, chúng ta lại chứng kiến một cuộc chia tay bạn bè, đầy nỗi nhớ, niềm thương. Bởi 3 năm chúng mình cùng chung sống, học tập, buồn vui dưới mái trường này… Tôi nhìn về cuối lớp, có một vài em kín đáo lau nước mắt, khẽ nức nở. Sao không nhớ nhung cơ chứự, giờ chia tay thật cảm động. Mong rằng 35 em học sinh lớp 12 C-V chúng ta hãy thương yêu nhau nhiều hơn nữa, hãy vun đắp cho vẻ đẹp tuổi học trò mãi mãi xanh tươi. Thầy đề nghị lớp trưởng Hồng Hạnh làm cầu nối với bạn bè trong lớp. Hẹn 10 năm sau chúng ta sẽ họp ở tại mái trường này để nhìn lại chặng đường ta đã đi. Các em có hứa với thầy không? Nào, chúng ta cùng nâng cốc. Rồi thầy chủ nhiệm lấy trong túi áo ra một chiếc đĩa nhạc, rồi nói với học sinh nam:

- Em Hoan, mở cho thầy nghe bài hát “Mong ước kỷ niệm xưa” của nhạc sĩ Xuân Phương. Tất cả lớp cùng hát theo: “Nếu có ước muốn trong cuộc đời này/ Xin nhớ ước muốn cho thời gian trở lại/Quên đi tháng ngày…”. Lời bài hát như nói hộ tâm trạng các em. Tôi nhìn các em, bọn trẻ khoác vai, nắm tay nhau, đung đưa theo lời bài hát “… để còn nhớ mãi trong tim/trong bờ môi/và trong những kỷ niệm xưa…”.

Tôi lẳng lặng rời khỏi lớp để các em tự nhiên và cứ thế hát mãi. Tôi bước vào lớp 12 chuyên toán bên cạnh. Khi nhìn thấy thầy giáo chủ nhiệm đến, các em vỗ tay chào mời, lấy cốc rót bia. Tiếng nhạc rập xình xen lẫn tiếng hô: một, hai, ba… dô ô… vang động mái trường. Những cốc bia đầy tràn ra cả bàn.

 

                          

                            Truyện ngắn của  Trần Duy Hinh                           

                  (SN 56, tổ 28, phường Đồng Tiến, TP. Hòa Bình)  

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lính bay

(HBĐT) - Nơi Tâm đóng quân là một vùng cát cháy. Nhờ trời có những hàng phi lao phùng phình trải thân che nắng, anh và đồng đội còn chỗ nương nhờ. Giữa trưa mùa hạ. Những trảng cát rừng mông mênh nối dài ra biển cả như cái chảo khổng lồ. Ấy thế, các ngư phủ vùng này trưa trưa thuyền cập bến, họ cởi phăng áo đang mặc trên người, đạp cát bỏng, phơi tấm lưng trần như thách thức nắng trời

Kiếm tiền siêu tốc

Xuất phát từ những rắc rối của đa số mọi người trong cuộc sống, luôn đau đầu với hai từ “TÀI CHÍNH” , cuốn sách "Kếm tiền siêu tốc" được 2 tác giả Mark Victor Hansen & Robert G. Allen trình bày theo một hướng đi khác, không quá khô khan, không phải là những công thức tính toán khó hiểu, mà nó hướng vào trái tim của bạn.

Một thời, lời của mẹ

(HBĐT) - Là thương binh cụt một tay, Sơn đưa miếng cơm vào miệng còn khó nói chi đến anh bạn cũ tìm được địa chỉ, số điện thoại gọi về thăm hỏi để nhờ cậy. Phồn, anh bạn cũ, đồng ngũ một thời chiến tranh đánh nhau ác liệt ở vùng Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Những con chữ biết hát

“Những con chữ biết hát” là cuốn tự truyện thứ hai (sau cuốn sách chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ “Tớ đã học Tiếng Anh như thế nào?”) của tác giả nhí Đỗ Nhật Nam. Đây là những dòng tâm sự của Nhật Nam về quá trình mình lớn lên bên bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những gì cậu học được từ những năm tháng chập chững đầu đời ấy.

"Bí quyết tư duy của John C. Maxwell"

Được coi là “thầy phù thủy về nghệ thuật lãnh đạo”, John C. Maxwell là cái tên không còn xa lạ với nhiều bạn đọc Việt Nam trong thời gian gần đây. Ông đã giảng dạy về các nguyên tắc lãnh đạo của mình tới 500 tập đoàn lớn nhất nước Mỹ, Viện Quân sự Hoa Kỳ ở Miền Tây, và cả các Hiệp hội thể thao như: NCAA, NBA và NFL.

Hàng nội, hàng ngoại

(HBĐT) - Dắt chiếc xe vào nhà, chị Hoa cằn nhằn: - Lương chưa tăng mà nhiều thứ đã tăng chóng mặt. Mua hai hộp sữa cho con hết nửa tháng lương. Không biết đến bao giờ cho hết khổ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục