“Những con chữ biết hát” là cuốn tự truyện thứ hai (sau cuốn sách chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ “Tớ đã học Tiếng Anh như thế nào?”) của tác giả nhí Đỗ Nhật Nam. Đây là những dòng tâm sự của Nhật Nam về quá trình mình lớn lên bên bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những gì cậu học được từ những năm tháng chập chững đầu đời ấy.

 

“Những con chữ biết hát” đầy ắp những kỉ niệm của bé Nam về tuổi thơ ở Nhật – nơi có những chiếc xe Bus “sặc sỡ”, những chuyến tàu cao tốc, những bức tường biết hát, những giáng sinh tuyết phủ trắng xóa … Đó cũng là những trang viết về các bài học cuộc sống mà Nhật Nam nhận được từ bố, từ mẹ, từ thầy cô và từ chính những người bạn cùng lớp của mình. Cuốn sách giúp ta có cái nhìn gần hơn với Đỗ Nhật Nam, cậu bé không phải là một thần đồng, cậu chỉ là một cậu bé bình thường, sớm được tiếp nhận được một nền giáo dục phù hợp, nghiêm khắc nhưng không gò bó mà đong đầy yêu thương. Bé vừa học vừa được thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới quanh mình. Cũng chính vì thế, cả cuốn sách tràn ngập những tưởng tượng của Nam, những điều bình dị của cuộc sống được nhìn qua lăng kính trẻ thơ của bé hiện lên thật sống động, đầy màu sắc: 

“Lúc còn nhỏ, tớ không nghĩ đến những điều cao siêu đó, cũng chẳng nghĩ những gì mình mơ mộng chính là tưởng tượng. Tớ tin mọi điều sẽ trở thành sự thật. Bằng cách đó, tớ thấy mình không nhỏ nhoi, không chỉ là đứa bé ba tuổi chạy lon ton theo chân mẹ. Tớ thấy mình được là nhiều nhân vật khác nhau. Nhờ tưởng tượng mà tớ tự làm được nhiều việc, thấy mình có nhiều khả năng. Chỉ mong người lớn hãy để trẻ được tự do với những tưởng tượng của mình. Đó là một thế giới riêng mà chỉ những đứa trẻ cùng tuổi mới biết. Tớ cũng ước ao, mỗi con đường, mỗi góc phố, mỗi ngôi nhà có một không gian riêng, bé thôi, nhỏ xíu thôi nhưng là nơi mà trẻ được đứng đó, tần ngần và bâng khuâng. Từ cái thế giới nhỏ xíu ấy, mỗi đứa trẻ sẽ được chắp đôi cánh của mơ ước và tưởng tượng để bay đến những không gian rộng lớn, những vùng trời mà chỉ riêng trẻ mới biết. Những khuông nhạc gắn hai bên con đường ngầm nhà ga Umeda, nếu có dịp quay lại chắc tớ sẽ nhận ra chúng không to lớn như hồi bé thường nghĩ nhưng chúng đã ở lại trong trí nhớ như thể cả nhà ga thành bản nhạc vĩ đại mà tớ là người nhạc trưởng tài ba.” (Trích “Những con chữ biết hát” – Đỗ Nhật Nam)  

Mục lục:
 
Lời đề tặng thay cho lời tựa
 
Phần một: Những ấn tượng tuổi thơ
 
Phần hai: Ngôn ngữ của tớ đã được rèn luyện để tích lũy và phát triển như thế nào
 
Phần ba: Trường lớp và bạn bè của tớ. 
 
Giới thiệu tác giả:
 
 
 
 
Đỗ Nhật Nam, sinh năm 2001, được biết đến trong nhiều vai trò khác nhau: MC cho nhiều chương trình dành cho thiếu nhi như Chúc bé ngủ ngon, Quả chuông nhỏ, Trò chuyện cùng bé; dịch giả của nhiều cuốn sách như Sun up, Sun down - The story of day and night, Charging about - The story of electricity, Tôi tư duy – Tôi thành đạt..., và gần đây là tác giả cuốn sách “Tớ đã học tiếng Anh như thế nào?”.
 
Nhật Nam hiện là người nắm giữ kỷ lục “Dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam” (từ năm 7 tuổi); đã hoàn thành xong hai chứng chỉ Starters, Movers của Đại học Cambridge với số điểm tuyệt đối khi mới vừa học lớp 2 cùng nhiều thành tích nổi bật khác như: đạt điểm tuyệt đối trong các kì thi của Cambridge; TOEIC đạt 940/990 điểm; TOEFL itp đạt 617 điểm; TOEFL ibt đạt 99 điểm; IELTS đạt 6.5 điểm; đạt giải Thí sinh nhỏ tuổi nhất, thí sinh tài năng và giải Nhất chung cuộc trong kì thi Hùng biện tiếng Anh Wordstorm. 
 
 
                                                           Theo ThaihaBooks
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Người bản Coóng

(HBĐT) - Bản Coóng của Triệu Sinh tụ về dưới chân núi Pù Canh đã mấy đời. Họ Triệu, họ Bàn, họ Lý đã sinh con đàn, cháu lũ. Những nếp nhà gỗ mái lá san sát, nhà nọ nhìn vào lưng nhà kia. Đứng trên đỉnh dốc Bò Lăn nhìn bản Coóng như một cánh nỏ khổng lồ. Đỉnh Pù Canh cao lắm, bốn mùa sương sớm, mây chiều quấn quanh đỉnh núi. Những ngày hè quang đãng nhìn lên chỉ có một màu xanh sẫm, ngút ngàn. Con suối Mây ầm ào réo suốt đêm ngày. Nước từ núi Pù Canh làm cho con gái người Dao da trắng hồng và mịn như sáp ong. Ngày bé, Triệu Sinh theo bố vào rừng đặt bẫy, bắn chim, đường đi còn nhỏ lắm. Từ ngày có đội khai thác của lâm trường đến, con đường được mở rộng 3-4 m đi sâu vào tận lõi rừng Pù Canh. Những chiếc xe bốn cọc nối đuôi nhau kìn kìn chở gỗ về xuôi. Triệu Sinh nói với bố Phìn:

Mưa xuân ấm áp

(HBĐT) - Nhớ những ngày cuối năm ngoái, sao mà lắm việc đến thế, con người hệt như cái chong chóng, sấp ngửa, chạy đôn, chạy đáo, chỗ nọ, chỗ kia. Mãi quá trưa, Hòa mới về đến nhà, vừa bước chân vào đến cửa, mẹ Hòa đã dóng dả:

Những mùa xuân cho nhau

(HBĐT) - “... Một người đàn ông tuấn tú, tháo vát, vừa lo việc mưu sinh, kiếm sống, vừa đảm nhận công việc nội trợ lại kiêm luôn cả vai trò của một bảo mẫu cho người vợ nằm liệt, hoàn toàn không làm được việc gì trong suốt 20 năm. Chỉ nghe kể thôi, hẳn bạn khó có thể tin lại có một người đàn ông như thế trong cuộc đời...”.

Nhớ lời mẹ dạy

(HBĐT) - Dắt chiếc xe vào nhà, chị Nhung ném tờ giấy ghi kết quả học tập vào bàn học của Linh, lẩm bẩm: - Học với chả hành, thật là bẽ mặt. Anh Bình vội chạy vào nhà đỡ lời:

Về quê ăn Tết

(HBĐT) - Từ ngày đi làm, năm nào Bách cũng về quê ăn tết. Mỗi khi nhớ tới không khí họp mặt đông đủ gia đình là anh lại rạo rực trong lòng một cảm giác hạnh phúc vô bờ bến. Năm nay cũng vậy, chỉ còn hơn tuần nữa là được nghỉ Tết, vừa lo công việc chuyên môn, Bách vừa tranh thủ mua sắm vài thứ cần thiết cho bản thân và quà Tết cho gia đình. Công việc tưởng chừng suôn sẻ thì đúng vào ngày hai ba tháng chạp, sếp gọi Bách lên giao nhiệm vụ:

Tình yêu cuộc sống

(HBĐT) - Thao sinh ra ở nếp nhà sàn của cha mẹ, cách ngôi nhà của mẹ con cô ở hiện tại chừng hơn trăm mét. Nhà nghèo, Thao lại là chị cả nên đến tuổi trăng rằm, cô đã phải từ giã mái trường, xếp sách bút cùng cha mẹ chăm lo việc đồng áng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục