(HBĐT) - Lũ trẻ nô đùa trong xóm thật đông vui, khác với ngày thường chúng phải đến lớp. Được ngày chủ nhật nghỉ ở nhà, mẹ các bé cũng nghỉ, thế là xóm nhỏ trở nên tưng bừng hẳn lên. Tiếng các mẹ trẻ ơi ới gọi con cứ là inh tai: - Bống ơi…, Tôm ơi…, Gấu ơi…, Bò Khai ơi… Xe đạp hai bánh, xe đạp ba bánh chúng rượt đuổi, thi nhau lượn, nhìn hoa mắt. Mấy mẹ trẻ lại có dịp trông con và ngồi buôn chuyện “chém gió” suốt buổi. Cô Hạnh, mẹ cháu Tôm, cô Thanh, mẹ của Bò Khai ngồi ở vỉa hè luôn để mắt trông chừng các con chơi, lo sợ chúng ngã hoặc xảy ra xô xát, chòng ghẹo nhau. Cô Hạnh hỏi cô Thanh:

 

- Sao chị lại gọi cháu là Bò Khai? Tên cháu nghe kỳ quá.

Ông nội đặt tên cho nó đấy, thật buồn cười phải không em. Tên thật của nó là Khải Minh, ở nhà ai cũng gọi cháu là Bò Khai, chả là hôm chị mang bầu sắp đến ngày sinh, mẹ chị có gửi cho một thùng xốp rau bò khai, loại rau rừng ăn ngon lắm, ăn sao hết, nhiều quá chị phải mang ra chợ bán, tự nhiên đau bụng, thế là vứt đấy chạy về. Chồng chị đưa ngay xuống viện, 2 giờ sau là đẻ. ông nội gọi nó là Bò Khai để nhớ như là một kỷ niệm của hai mẹ con.

- Thằng Bò nhà chị trông thích quá. Tóc cứ xoăn tít, đen dày lại có đuôi dế đằng sau gáy.

- Ừ, ai cũng thích tóc tự nhiên của nó. Bà nội và các cô không cho cắt đâu.

- Chả bù cho thằng Tôm nhà em, gầy còm, lưa thưa mấy sợi tóc, ăn không chịu ăn, vợ chồng em bưng bát cơm đi từ đầu xóm đến cuối xóm để bón đến là khổ.

- Thằng Bò nhà chị mỗi bữa ăn 3 bát đầy, nó chỉ đòi ăn cơm với lạc rang, đậu phụ, thịt, cá chẳng chịu ăn. Đấy em xem, 4 tuổi mà nặng 25 kg. Bà nội sợ nó béo phì phải phanh lại không dám cho ăn nhiều. Trộm vía, bảo ăn là ăn, bảo ngủ là ngủ. Cứ 21h, cả nhà bảo Bò Khai lên ổ ngủ đi, đang chơi đồ chơi là bỏ đấy, đi đánh răng, đánh xong nó bắt mọi người ngửi mồm xem có thơm không rồi chào ông, chào bà, chúc ông ngủ ngon như cái tủ, chúc bà ngủ ngon như cái tivi. Nhìn thấy cái gì trước mắt là nó cứ nói bừa. Chúc bà ngủ ngon như con mèo. ông bà buồn cười rồi chúc Bò ngủ ngon.

Hai mẹ trẻ cứ tỉ tê, mẹ trẻ Hạnh hỏi:

- Thằng Bò nhà chị học trường nào?

- Cháu học trường mầm non xã Đồng Tâm (L-T), trường rộng rãi khang trang, cảnh quan đẹp… một trường chuẩn của tỉnh.

- Thằng Tôm nhà em học trường tư thục. Nó sợ đến lớp, nói đến lớp là đã khóc nhè rồi, chán ơi là chán.

- Bò Khai nhà chị ấy à, ăn sáng xong là súc miệng, tự động đội mũ, đeo khẩu trang, khoác ba lô đến lớp. Nó chỉ thích đến lớp vì ở lớp có bạn thân là Vũ Bảo Anh. Hai đứa nghịch như quỷ. Nghỉ học một ngày ở nhà là nó nhớ bạn, bắt chị đưa đến nhà Bảo Anh. Hai thằng gặp nhau là chuyện trò ríu rít, cứ như lâu lắm không được gặp. Bảo về nhà không muốn về, nó nhớ bạn, nhớ lớp lắm, nó chỉ thích đến “lớp chúng mình”. Nó bảo, đến lớp vui hơn ở nhà, có nhiều đồ chơi, nhiều bạn, cô dạy đọc thơ, tập vẽ, tô màu. Nó thích đồ chơi siêu nhân. Mẹ Thanh hỏi:

- Thằng Tôm nhà em thích đồ chơi gì?

- Nó thích ô tô “Chiến cơ siêu hạng”, cho hai xe húc nhau trên nền nhà.

- Cô Hạnh này, bọn con trai chúng nó có sở thích giống nhau thì phải.

- Đúng đấy, thằng Bò Khai nhà chị nó thích quần có in hình siêu nhân, áo phông có hình siêu nhân, dép tông có hình siêu nhân, mũ cũng thế. Bà nội thấy cháu thích siêu nhân nên mua cho nó 4 thằng 4 màu: đỏ, vàng, đen, xanh nước biển. Nó cứ để 4 thằng siêu nhân dựa vào tường rồi ngắm nhìn không chán. Nó chơi siêu nhân không biết chán. Tối đi ngủ cũng để siêu nhân bên cạnh mình. Mở mắt ra lại hỏi mẹ siêu nhân của con đâu. Nhà có tivi, đi học về là cầm ngay cái điều khiển, bật kênh thiếu nhi để xem siêu nhân “Anh hùng trái đất”, “Anh hùng vũ trụ”.

Mẹ của Bò Khai cứ say sưa kể về sở thích của con. Cô Hạnh biết không? Một hôm nó lấy cái khăn mặt đỏ rồi buộc dây, khoác cái chăn ra sau lưng. Nó loay hoay đi tìm dây thắt lưng của bố thắt vào bụng, bên hông dắt một cái chai nhựa côcacôla, tay cầm cái thước kẻ, đầu đội mũ bảo hiểm xe máy, nó ra soi gương rồi khoe với bà nội “Cháu có giống siêu nhân không bà?”. Nó cứ đi đi, lại lại trong nhà rồi ra cửa mồm la hét, tay dùng thước kẻ đánh lia lịa vào thân cây cau trước nhà. Nhìn thằng Bò Khai làm siêu nhân, ăn mặc như thế cả nhà chỉ ôm bụng cười. ông nội hỏi lớn lên cháu làm gì? - Cháu làm siêu nhân, đánh nhau với yêu quái ngoài biển vào, cháu đánh cho tan xác. Yêu quái trên trời xuống cháu tiêu diệt hết, cả yêu quái khổng long… Bà nội thì lo, bà bảo:

- Chết thôi, chỉ thích siêu nhân, lớn lên chỉ có đánh nhau thì khổ.

ông nội nó liền gạt ngang lời nói của bà, ông bảo:

- Bà ơi, bà có biết thằng Bò Khai nhà mình là đứa bé thế nào không? Nó là đừa ngoan nhất xóm này đấy.

Bà quặc lại ông:

- Ngoan cái gì?

ông đưa tay lên vuốt râu rồi nói:

- Có ba tiêu chuẩn, thằng Bò nhà mình đạt cả ba, rồi ông đọc bài thơ: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Bác Hồ “định nghĩa” một bé ngoan là thế đấy. Bảo ăn là ăn, bảo ngủ là ngủ, bảo đi học là đi. Bà ra mà nhìn lại xem cái bảng bé ngoan của cháu chật kín không còn chỗ để dán phiếu bé ngoan cho nó…

Bà nhìn cháu yêu rồi nói:

- Đúng là Bò Khai của bà, siêu nhân của bà.

 

 

                                            Truyện ngắn của Trần Duy Hinh

                                               (Phường Đồng Tiến - TPHB)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Những con chữ biết hát

“Những con chữ biết hát” là cuốn tự truyện thứ hai (sau cuốn sách chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ “Tớ đã học Tiếng Anh như thế nào?”) của tác giả nhí Đỗ Nhật Nam. Đây là những dòng tâm sự của Nhật Nam về quá trình mình lớn lên bên bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những gì cậu học được từ những năm tháng chập chững đầu đời ấy.

"Bí quyết tư duy của John C. Maxwell"

Được coi là “thầy phù thủy về nghệ thuật lãnh đạo”, John C. Maxwell là cái tên không còn xa lạ với nhiều bạn đọc Việt Nam trong thời gian gần đây. Ông đã giảng dạy về các nguyên tắc lãnh đạo của mình tới 500 tập đoàn lớn nhất nước Mỹ, Viện Quân sự Hoa Kỳ ở Miền Tây, và cả các Hiệp hội thể thao như: NCAA, NBA và NFL.

Hàng nội, hàng ngoại

(HBĐT) - Dắt chiếc xe vào nhà, chị Hoa cằn nhằn: - Lương chưa tăng mà nhiều thứ đã tăng chóng mặt. Mua hai hộp sữa cho con hết nửa tháng lương. Không biết đến bao giờ cho hết khổ.

Cảm xúc tháng ba: Mùa hoa xoan tím

(HBĐT) - Một sáng tháng hai, về quê làng Vang, ngạc nhiên thấy ở quê mình vẫn còn trồng nhiều cây xoan đến thế. Theo cách gọi của quê tôi, cây xoan còn gọi là cây sầu đông, cây thầu đâu. Xoan cùng với tre, bương làm bạn với nhau, đấu lưng, dựa cật với nhau làm những chiếc nhà sàn, những lán trại, những chòi canh trông ngô, trông mía.

Thương yêu bằng ánh sáng của trái tim

(HBĐT) - Hai vợ chồng hạnh phúc bên con trai khỏe mạnh, kháu khỉnh. Cơ sở tẩm quất, giác hơi của họ hoạt động hiệu quả, mang lại thu nhập cho mình và ba người khiếm thị cùng cảnh ngộ. Nhìn vào cuộc sống hiện tại của vợ chồng Trường - Hằng, khó có thể hình dung được chặng đường họ đã đi qua để vượt ra khỏi bóng tối u ám mà số phận không may sắp đặt cho mình. Họ - những con người yêu thương nhau, yêu thương người hết mình bằng trái tim đã để lại cho chúng ta những xúc cảm tốt lành.

Người bản Coóng

(HBĐT) - Bản Coóng của Triệu Sinh tụ về dưới chân núi Pù Canh đã mấy đời. Họ Triệu, họ Bàn, họ Lý đã sinh con đàn, cháu lũ. Những nếp nhà gỗ mái lá san sát, nhà nọ nhìn vào lưng nhà kia. Đứng trên đỉnh dốc Bò Lăn nhìn bản Coóng như một cánh nỏ khổng lồ. Đỉnh Pù Canh cao lắm, bốn mùa sương sớm, mây chiều quấn quanh đỉnh núi. Những ngày hè quang đãng nhìn lên chỉ có một màu xanh sẫm, ngút ngàn. Con suối Mây ầm ào réo suốt đêm ngày. Nước từ núi Pù Canh làm cho con gái người Dao da trắng hồng và mịn như sáp ong. Ngày bé, Triệu Sinh theo bố vào rừng đặt bẫy, bắn chim, đường đi còn nhỏ lắm. Từ ngày có đội khai thác của lâm trường đến, con đường được mở rộng 3-4 m đi sâu vào tận lõi rừng Pù Canh. Những chiếc xe bốn cọc nối đuôi nhau kìn kìn chở gỗ về xuôi. Triệu Sinh nói với bố Phìn:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục