(HBĐT) - Là thương binh cụt một tay, Sơn đưa miếng cơm vào miệng còn khó nói chi đến anh bạn cũ tìm được địa chỉ, số điện thoại gọi về thăm hỏi để nhờ cậy. Phồn, anh bạn cũ, đồng ngũ một thời chiến tranh đánh nhau ác liệt ở vùng Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Hai người cùng một tiểu đội, Phồn quê vùng châu thổ sông Hồng, đất đai phì nhiêu, còn Sơn ở một tỉnh miền Trung chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng, khí hậu khắc nghiệt. Phồn học xong cấp III nhập ngũ với phong trào “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”, anh mang mộng mơ của một thanh niên phố huyện vào bộ đội. Còn Sơn mồ côi cha lúc lên 10 tuổi, học hết cấp II, ở nhà cùng mẹ làm ruộng nuôi em học cấp I. Người mẹ già góa bụa lúc tuổi ngoài 40 tần tảo nuôi con, lúc đi ra suối, ra sông cất con tép, con cá, lúc rảnh sang kiếm mớ rau, quả bầu, quả mướp trong mảnh vườn nhà lại cắp rổ ra chợ đầu làng bán. Mỗi lần ra chợ chị xoa đầu con trai dịu dàng ôn tồn:
- Ở nhà anh em lo cơm nước rồi thu vén nhà cửa xong đi học.
ánh mắt hiền dịu của mẹ như một động lực giúp Sơn học hành tiến bộ, chăm ngoan hơn. ánh mắt mẹ, lời mẹ theo Sơn lúc học, lúc thu xếp công việc nhà hay trong giấc ngủ. Dáng mẹ mảnh mai, âu yếm trong cử chỉ, lời nói.
Mẹ ít chữ, thời mẹ, ông bà ngoại chỉ cho mẹ học được lớp 2, lớp 3 rồi vì cảnh nhà nơi quê vắng nên bỏ học ở nhà làm ruộng nuôi tằm, ươm tơ. Mẹ thời con gái giỏi giang nghề dệt cửi. Nhưng mẹ lại chăm lo cho con kỹ lưỡng và chu đáo việc học hành, việc ăn ở, cư xử đến thế. Nhớ lúc mẹ nắn trong túi áo đưa cho hai anh em mấy chục ngàn đồng tiền học phí với lời căn dặn:
- Học hành chỉn chu con nhé!
Rồi vội vàng mẹ ra vườn tưới luống rau, nhổ cây cỏ hay buộc mớ rau sắp vào rổ mẹ lại nhẹ nhàng rảo bước ra chợ. Cái chợ xép đầu làng, hôm nào bán hết rau, dành được món tiền dư, mẹ mua mấy lạng thịt, bìa đậu gọi là bữa cơm tươi của cả nhà. Lúc đó, nhìn mẹ trong bữa ăn, khuôn mặt tươi, mẹ lại cười, lời mẹ ví von:
- Cơm tẻ, mẹ ruột.
Chưa hiểu hết tâm tư nhưng lời mẹ có cái gì sâu xa, da diết. Gần cuối năm học, mẹ gặp các anh trong làng học lớp trên, dạm trước:
- Anh học xong cho em nó mượn lại sách nhé!
Thế là Sơn và em Sâm có những cuốn sách giáo khoa, có cuốn mất hết bìa nhưng các trang sách đều đủ cả, mẹ nhìn anh em Sơn lại thủ thỉ:
- Có chí thì nên!
Đến khi các con lớn, trưởng thành. Sơn đi bộ đội, hôm tiễn con đi, mẹ Sơn cầm tay con, đôi mắt chớp chớp nhưng nét mặt vẫn tươi, dặn con rành rọt:
- Con đi chân cứng, đá mềm, cố bằng anh, bằng em là mẹ mừng.
Những năm xa nhà, xa mẹ ở chiến trường ác liệt, cứ nhớ đến hình ảnh mẹ, lời mẹ là có động lực, có sức mạnh gìn giữ nếp nhà mà rèn luyện chiến đấu. Chiến tranh ngày càng ác liệt, cùng tiểu đội với Phồn, hai người cùng chiến hào, cùng sống chết gắn bó với nhau. Sơn vô tư, có việc nặng nhẹ, thậm chí nguy hiểm đều xung phong nhận về mình. Sơn làm đến nỗi đồng đội gắn cho cái tên “Sơn trâu” làm hùng hục, làm không kể mệt nhọc. Còn Phồn tính sách khác hay mộng mơ, lãng mạn nên cũng được đặt cho cái tên “Phồn mộng mơ”. Một lần ra trận sắp giáp mặt với kẻ thù, Phồn lấy trong túi áo ra đưa cho Sơn:
- Nếu trận này, tớ có hy sinh thì lá thư này có địa chỉ rồi cậu về được chuyển cho cô Thanh, công tác văn thư ở văn phòng Huyện ủy Bình Lạc nhé!
Trong trận ấy không may Sơn bị thương, sau này cụt mất tay phải vì một mảnh của quả đạn địch.
Chiến tranh kết thúc, miền
- Học một cái nghề “ruộng bề bề, không bằng một nghề cầm tay”, nghề cơ khí về giúp bà con sửa chữa máy xay xát, máy bơm, máy tuốt lúa được cả đôi đường.
Nhớ hồi anh em Sơn còn bé, gian nan là thế, sao mẹ vượt được. Mẹ mỉm cười lại ví von của người mẹ, người phụ nữ miền quê:
- Phải đồng lội đồng, phải mưa đội mưa, phải ao lội ao, phải sao lội vậy... Câu nói của mẹ nghe như là sự cam chịu nhưng kỳ thực là một nghị lực lớn.
Sơn về quê với thương tật 2/4, sức khỏe hồi phục, anh lại năng nổ công việc làng xóm, tham gia cấp ủy, chi hội trưởng chi hội CCB. Thương anh thương binh, cô giáo mầm non trường làng đem lòng yêu thương. Sơn cưới cô Mến, góp sức chung tay xây dựng tổ ấm. Mọi công việc nặng nhọc, anh đều làm thay cho mẹ, cho vợ. Công to, việc lớn anh đều bàn bạc với vợ, mẹ anh lại thủ thỉ: “Thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”.
Anh nghe lời mẹ, tổ ấm gia đình ngày càng vui. Mẹ anh chỉ chờ ngày có đứa cháu nội.
Một buổi trưa, có một chiếc xe ôtô màu đen bóng đỗ ngay trước cửa. Từ trong xe bước ra, một người đàn ông ăn mặc lịch sự gọi to:
- Sơn, có phải nhà “Sơn trâu” đây không?
ông khách liếc nhìn mâm cơm đạm bạc, đĩa tép kho, đĩa rau muống luộc, bát nước rau và đĩa cà. Chị Mến, vợ Sơn thấy khách vào vội bê mâm cơm xuống bếp. Người khách đảo mắt nhìn ngôi nhà tuềnh toàng, đơn sơ rồi nói với cái giọng tự hào:
- Cậu nhớ mình chứ, Phồn đây. Phồn “mộõng mơ” cùng ở Trảng Bom chiến đấu, thế mà đã mấy chục năm rồi!
Phồn cầm tay mẹ, bàn tay của người già nhà quê gầy guộc lắc lắc:
- Hôm nay có dịp đi công việc qua, con vào thăm mẹ và vợ chồng Sơn, biết hoàn cảnh Sơn còn khó khăn, giúp Sơn ít tiền sửa lại cái nhà.
Sơn nhìn Phồn, vẫn cái anh Phồn ngày xưa hay cao giọng và mộng mơ lém lỉnh, mẹ Sơn đỡ lời:
- Mẹ quý cái tấm lòng của anh nhưng nhà mẹ đã được Hội CCB xã lên kế hoạch hỗ trợ rồi. Anh cầm về, lúc nào cần, em nó lại nhờ. Không phải mẹ chê tiền ít nhiều nhưng ở mẹ là không thích giọng nói cao ngão, hợm hĩnh của người có tiền.
Anh đi ra sau nhà, anh khoát tay nói với Sơn:
- Cái đầm nước mênh mông này, cậu giúp tớ đấu thầu thả cá, sẽ ăn chia sòng phẳng.
- Đầm này Hội CCB xã đã thầu rồi - Sơn nói.
- Nhưng cơ chế này, ai nhiều tiền là kẻ ấy thắng. Phồn vẩy tay và nói. Giọng Phồn vẫn oang oang, anh cứ đứng mà chẳng chịu ngồi, lúc sau đứng mỏi anh rút trong cặp ra tờ báo lót vào ghế mới ngồi. Sơn thật thà không để ý nhưng mẹ khó chịu với thái độ giàu sang, khệnh khạng của anh ta. Đang vui câu chuyện, có một người đàn bà đến trước cửa nhà chìa cái nón mê xin tiền. Phồn liếc nhìn người ăn xin, ngoảnh đi nơi khác, bàn tay vẫy nhẹ như xua đuổi, còn cô con dâu thấy vậy đi quay vào. Mẹ phật ý, nhắc khéo nói với con mà cũng như nói với khách:
- Chớ nên thị phú khinh bần/ Cơ trời ắt hẳn nợ nần chi đây.
Con dâu mẹ quay ra đưa tiền cho người ăn xin rồi thưa lại với mẹ:
- Con quay vào nhà lấy tiền, có phải con không cho đâu ạ!
- Thế à, thì mẹ ngẫm thế nào, mẹ nói thế!
Gương mặt mẹ ấm lên một nụ cười và đôi mắt mẹ lặng nhìn xa xăm. Khi chiếc xe ôtô màu đen bóng nhoáng khuất sau luỹ tre làng để lại đằng sau một lớp bụi đường.
Truyện ngắn của Văn Song
(HBĐT) - Hai vợ chồng hạnh phúc bên con trai khỏe mạnh, kháu khỉnh. Cơ sở tẩm quất, giác hơi của họ hoạt động hiệu quả, mang lại thu nhập cho mình và ba người khiếm thị cùng cảnh ngộ. Nhìn vào cuộc sống hiện tại của vợ chồng Trường - Hằng, khó có thể hình dung được chặng đường họ đã đi qua để vượt ra khỏi bóng tối u ám mà số phận không may sắp đặt cho mình. Họ - những con người yêu thương nhau, yêu thương người hết mình bằng trái tim đã để lại cho chúng ta những xúc cảm tốt lành.
(HBĐT) - Bản Coóng của Triệu Sinh tụ về dưới chân núi Pù Canh đã mấy đời. Họ Triệu, họ Bàn, họ Lý đã sinh con đàn, cháu lũ. Những nếp nhà gỗ mái lá san sát, nhà nọ nhìn vào lưng nhà kia. Đứng trên đỉnh dốc Bò Lăn nhìn bản Coóng như một cánh nỏ khổng lồ. Đỉnh Pù Canh cao lắm, bốn mùa sương sớm, mây chiều quấn quanh đỉnh núi. Những ngày hè quang đãng nhìn lên chỉ có một màu xanh sẫm, ngút ngàn. Con suối Mây ầm ào réo suốt đêm ngày. Nước từ núi Pù Canh làm cho con gái người Dao da trắng hồng và mịn như sáp ong. Ngày bé, Triệu Sinh theo bố vào rừng đặt bẫy, bắn chim, đường đi còn nhỏ lắm. Từ ngày có đội khai thác của lâm trường đến, con đường được mở rộng 3-4 m đi sâu vào tận lõi rừng Pù Canh. Những chiếc xe bốn cọc nối đuôi nhau kìn kìn chở gỗ về xuôi. Triệu Sinh nói với bố Phìn:
(HBĐT) - Nhớ những ngày cuối năm ngoái, sao mà lắm việc đến thế, con người hệt như cái chong chóng, sấp ngửa, chạy đôn, chạy đáo, chỗ nọ, chỗ kia. Mãi quá trưa, Hòa mới về đến nhà, vừa bước chân vào đến cửa, mẹ Hòa đã dóng dả:
(HBĐT) - “... Một người đàn ông tuấn tú, tháo vát, vừa lo việc mưu sinh, kiếm sống, vừa đảm nhận công việc nội trợ lại kiêm luôn cả vai trò của một bảo mẫu cho người vợ nằm liệt, hoàn toàn không làm được việc gì trong suốt 20 năm. Chỉ nghe kể thôi, hẳn bạn khó có thể tin lại có một người đàn ông như thế trong cuộc đời...”.
(HBĐT) - Dắt chiếc xe vào nhà, chị Nhung ném tờ giấy ghi kết quả học tập vào bàn học của Linh, lẩm bẩm: - Học với chả hành, thật là bẽ mặt. Anh Bình vội chạy vào nhà đỡ lời:
(HBĐT) - Từ ngày đi làm, năm nào Bách cũng về quê ăn tết. Mỗi khi nhớ tới không khí họp mặt đông đủ gia đình là anh lại rạo rực trong lòng một cảm giác hạnh phúc vô bờ bến. Năm nay cũng vậy, chỉ còn hơn tuần nữa là được nghỉ Tết, vừa lo công việc chuyên môn, Bách vừa tranh thủ mua sắm vài thứ cần thiết cho bản thân và quà Tết cho gia đình. Công việc tưởng chừng suôn sẻ thì đúng vào ngày hai ba tháng chạp, sếp gọi Bách lên giao nhiệm vụ: