(HBĐT) - Dắt chiếc xe vào nhà, chị Hoa cằn nhằn: - Lương chưa tăng mà nhiều thứ đã tăng chóng mặt. Mua hai hộp sữa cho con hết nửa tháng lương. Không biết đến bao giờ cho hết khổ.

 

Anh Tùng rót bát nước chè xanh đưa cho vợ rồi bảo:

- Liệu cơm mà gắp mắm, cuộc sống cũng sẽ ổn thôi mà, sao em cứ phải lo xa cho chóng già.

 

Chị Hoa phụng phịu:

- Anh bảo không lo sao được, cu Tý ngày càng lớn, riêng tiền sữa hàng ngày cho con cũng chóng mặt. Vừa tháng trước em mua loại sữa tươi Mộc Châu 50.000 đồng một chục, hôm nay đã lên 60.000 đồng rồi. Cả tháng nay có dám mua sữa ngoại cho con đâu.

 

Chiêu thêm chút nước vào ấm chè, anh Tùng  thủng thẳng:

- Sao em cứ phải sính sữa ngoại làm gì cho tốn tiền, tự mình đi móc hầu bao cho người khác rồi lại tự mình than vãn có phải mệt người không. Theo anh, riêng món sữa không thể thiếu trong khẩu phần ăn của con rồi nhưng em phải tính toán sao cho hợp với túi tiền của mình. CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được phát động tới mọi tầng lớp nhân dân, sao em không quan tâm. Anh thấy sữa nội có nhiều loại như Ba Vì, Vinamik, Mộc Châu... giữ được thương hiệu nhiều năm nay, chất lượng không thua kém hàng ngoại, giá cả hợp túi tiền người dân. Anh là đàn ông, việc nội trợ không sành nhưng dùng hàng nội thấy ngay cái lợi trước mắt vừa tiết kiệm lại góp phần tiêu thụ hàng trong nước, đó chẳng phải một công đôi việc “ích nước, lợi nhà” đó sao.

 

Nghe vợ chồng anh Tùng, chị Hoa bàn tán về hàng nôi, hàng ngoại, bà Liên - người hàng xóm được tiếng là giỏi giang nội trợ cũng sang góp chuyện, bà bảo:

- Chẳng ai cân đong, đo đếm được mà biết sữa nội, sữa ngoại “nặng nhẹ” thế nào nhưng cứ nhẩm tính theo cách nhà nông, giá sữa ngoại cao gần gấp đôi sữa nội. Nhà bà cả mấy đứa cháu nội, cháu ngoại đều tay bà chăm sóc nhưng bà đều khuyên các con nên mua sữa nội bởi nhiều sản phẩm sữa nội hiện nay được đầu tư công nghệ hiện đại, thành phần dinh dưỡng lại phù hợp, chất lượng cũng không thua kém sữa ngoại, điều tôi quan tâm là giá cả phù hợp với túi tiền của cán bộ công chức hiện nay. Nghe bà Liên phân tích, chị Hoa, anh Tùng im lặng như nuốt từng lời, đúng là một nhà chuyên gia dinh dưỡng giỏi. Chẳng thế mà cả cháu nội, ngoại của bà đều khỏe mạnh, bụ bẫm, ít khi thấy mấy đứa trẻ bên nhà ấy ốm đau. Thật hạnh phúc.

 

Bà Liên về rồi mà chị Hoa, anh Tùng vẫn lặng im trong dòng suy tưởng: để trở thành một chuyên gia nội trợ giỏi không phải dễ. Trước tiên phải là người nội trợ thông minh, biết lựa chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc, thông tin rõ ràng lại phù hợp với thể trạng  nhu cầu dinh dưỡng của bé.

   

 

                                                                                    Ngọc Anh

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Những mùa xuân cho nhau

(HBĐT) - “... Một người đàn ông tuấn tú, tháo vát, vừa lo việc mưu sinh, kiếm sống, vừa đảm nhận công việc nội trợ lại kiêm luôn cả vai trò của một bảo mẫu cho người vợ nằm liệt, hoàn toàn không làm được việc gì trong suốt 20 năm. Chỉ nghe kể thôi, hẳn bạn khó có thể tin lại có một người đàn ông như thế trong cuộc đời...”.

Nhớ lời mẹ dạy

(HBĐT) - Dắt chiếc xe vào nhà, chị Nhung ném tờ giấy ghi kết quả học tập vào bàn học của Linh, lẩm bẩm: - Học với chả hành, thật là bẽ mặt. Anh Bình vội chạy vào nhà đỡ lời:

Về quê ăn Tết

(HBĐT) - Từ ngày đi làm, năm nào Bách cũng về quê ăn tết. Mỗi khi nhớ tới không khí họp mặt đông đủ gia đình là anh lại rạo rực trong lòng một cảm giác hạnh phúc vô bờ bến. Năm nay cũng vậy, chỉ còn hơn tuần nữa là được nghỉ Tết, vừa lo công việc chuyên môn, Bách vừa tranh thủ mua sắm vài thứ cần thiết cho bản thân và quà Tết cho gia đình. Công việc tưởng chừng suôn sẻ thì đúng vào ngày hai ba tháng chạp, sếp gọi Bách lên giao nhiệm vụ:

Tình yêu cuộc sống

(HBĐT) - Thao sinh ra ở nếp nhà sàn của cha mẹ, cách ngôi nhà của mẹ con cô ở hiện tại chừng hơn trăm mét. Nhà nghèo, Thao lại là chị cả nên đến tuổi trăng rằm, cô đã phải từ giã mái trường, xếp sách bút cùng cha mẹ chăm lo việc đồng áng.

Tình người nhà quê

(HBĐT) - Một sáng chủ nhật của những ngày cuối năm, ngôi nhà vẫn đóng kín cổng, giàn hoa giấy trước thềm nhà nở một màu hồng phai, một cơn gió động nhẹ làm lay động những cánh hoa mỏng dính. Bỗng chiếc cổng hé mở, một bà cụ già tuổi ngoài 70, tóc đã nhuốm bạc, đôi mắt vẫn sáng, quần áo vẫn gọn gàng, cổ quấn chiếc khăn len màu mận chín đã bạc, muốn đi vào nhưng bà cũng rất sợ khi nhận sự xua đuổi mà bà chắc người ta sẽ dành cho bà. Bà quệt dấu bã trầu trên miệng, ngẫm nghĩ rồi nói một mình:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục