(HBĐT) - Có thể gọi thêm nữa là khu vườn tuổi thơ, vì khu vườn mùa xuân này quá gắn bó với nhiều thành viên gia đình suốt những năm tháng qua. Chẳng thế mà đứa cháu gái đang du học ở châu âu vẫn khắc khoải trong dịp Tết này: Bác chụp mấy bức ảnh và ấp lên facebook cho cháu đỡ nhớ nhá. Cũng 3 năm rồi cháu chưa trở về thăm bà, thăm khu vườn và các em. Mùa xuân và Tết là dịp đoàn tụ, xa nhà càng có lý do để nhớ nhà, nhớ mảnh vườn xưa cũ.

 

Cũng chẳng có gì đặc biệt lắm nếu khu vườn không gắn bó với cả tuổi thơ của cháu. Vì từ khi còn học tiểu học, THCS, THPT chẳng Tết nào mà cháu không về quê ăn Tết ở quê nội. Và đương nhiên, khu vườn đã như một người bạn thân gắn bó. Khu vườn đã có tuổi của bà chỉ rộng vài ba sào đất nhưng lại được các bác biết lập quy hoạch sớm nên việc bố trí cây ăn quả, cây cảnh, hoa trong vườn khá hợp lý. Điều đặc biệt nữa là trong vườn có 2 cây đào cổ được trồng từ thời ông bà nội còn khá trẻ. Nay ông đã trở thành người thiên cổ, còn bà nội cũng ngót 80 mùa xuân rồi. Một thời gian dài, chẳng phải chăm tưới gì, nhưng cây vẫn vươn cao, tỏa nhánh. Tất nhiên, nay theo thời gian, nhìn rất cũ và già bởi vỏ cây mốc thếch và một số cành cũng đã sụp xuống từ lâu. Thế nhưng năm nào, từ gốc cây xù xì đó, cũng bật lên lộc lá tốt tươi và vào tháng Chạp, cây đào đã chúm chím đơm nụ. Quãng tầm 23 tháng Chạp, lác đác có những bông hoa đào nở rạng rỡ. Cánh hoa hồng nhạt, dày và to đã làm cho cây đào khác hơn những cây đào trong xóm. Hồi bé, khi cây đào đang ở thì sung mãn nhất, sáng mồng 1 Tết, xác pháo hồng đốt đêm giao thừa đỏ rực rỡ như  tấm thảm đệm tô điểm cho những nụ hoa đào đang bật rộng ra chào đón xuân. Màu đỏ của xác pháo, màu của hoa đào trong cơn mưa bụi vào mỗi sớm đã trở nên điều ám ảnh suốt tuổi mới lớn. Sau này, khi máy ảnh khá phổ biến, nhiều mùa xuân, cô cháu gái cứ lọ mọ chọn góc, chọn cành, chọn bông đào đẹp nhất để chụp ảnh về khoe với bạn bè cùng phố. 

Điều mà bác thường kể cho các cháu nghe không phải như về khu vườn cổ tích với ông Bụt, bà Tiên mà là chuyện sự tích mỗi loại cây được trồng nơi này. Ngoài cây đào, ông bà còn trồng dãy bưởi đỏ ở lối dẫn vào vườn. Bác cả trồng cây hồng xiêm ở chái nhà. Bác Hai trồng cây ổi, cây sấu um tùm tán sát bờ aoKhóm hoa hồng, hoa cúc đại đóa được cô út trồng cạnh bờ giếng trước ngày đi học đại học nay bừng thức cùng không khí xuân sắc. Nay các con cháu trồng thêm các loại cây trồng mới như bưởi Diễn, chanh đàonhưng những cây trồng ngày xưa vẫn được chăm tưới và phát triển. Chỉ tiếc hàng mơ năm nào đã bị chặt phá vì quả mơ không còn thời thượng. Nhớ nhiều mùa hoa mơ trước đây, khu vườn được khoác màu áo trắng xóa của hoa, của lộc lá. Bà thường kêu đám trẻ ham chơi tham gia  quét lá, quét hoa rụng vun vào gốc cây hoặc xách giúp bà mấy gầu nước ao để tưới cho những hàng cây mới trồng ngày hanh hao, thiếu nước.  

Mùa xuân thường kéo dàivào tháng 3, hoa bưởi trắng rụng ngát góc vườn. Đám trẻ thường xâu những chuỗi hoa bưởi, hoa lộc vừng thành những tràng dài đeo lên cổ. Biết bao trò chơi, biết bao cuộc trốn tìm được đám trẻ chúng tôi triển khai tại chốn này. Cô cháu gái học giỏi kia mỗi dịp cùng bố mẹ về thăm quê cũng cố tìm một loại cây, hoa đặc biệt nào đó để trồng. Khóm hoa đồng tiền, hoa đồng thảo mọc đầy bờ ao chính là tác phẩm của cháu. Cũng đã nhiều lần, cháu dẫn bạn bè từ phố phường về thăm, hầu hết để hết sức thích thú với không gian, cây cối và cuộc sống nơi này. Nhìn đám bạn trẻ nhao nhao tranh nhau leo lên cây lộc vừng già ở bờ ao, thấy mùa xuân vẫn luôn hiện hữu và bất tận...

 

                                                                   Bùi Huy  

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chạm vào tháng 12

(HBĐT) - Tháng 11 nhè nhẹ bước đi để lại vài vạt nắng hanh hao trên bông cải vừa chớm nụ. Cây gạo đầu làng run rẩy chìa những cánh tay khẳng khiu cho bầy sẻ đồng líu lo hót. Cánh đồng làng xỉn khô đất, gốc rạ cuối mùa. Tiết trời bàng bạc sẽ sàng lành lạnh. Tháng 12 ngỡ ngàng như nụ cười thiếu nữ 16 e ấp. Nắng sóng sáng đổ dài trên những mái ngói cổ trầm lặng màu thời gian. Gió xôn xao rặng bạch đàn, trên mẹt hoa cúc của các bà, các mẹ dịu dàng vào phố.

Chiếc điện thoại

(HBĐT) - Cầm tờ giấy nhập học trên tay, Quyên vô cùng sung sướng. Là cô gái tỉnh lẻ được ra Hà Nội học đại học là ước mơ của Quyên trong suốt 12 năm đèn sách đến trường. Là niềm tự hào của cha mẹ một nắng, hai sương, năm nào mưa thuận, gió hòa mới gọi là đủ ăn để cố gắng nuôi các con học hành. Nay Quyên đỗ đại học, bố mẹ phải vất vả nhiều hơn để kiếm tiền nuôi Quyên học ăn học. Niềm vui chưa tày gang, nỗi buồn ào đến khiến Quyên nao lòng càng thương cha, thương mẹ. Hiểu nỗi lòng con gái, anh Bình cầm tay con gái thủ thỉ:

Một chút với những mùa đông Hà Nội...

Tôi có một người bạn ở tỉnh Hoàng Liên Sơn (cũ) đã sưu tập hàng chục đĩa CD, VCD về Hà Nội làm hành trang cho những ngày ra trường, xa Hà Nội, vậy mà chẳng an lòng. Hơn 15 năm công tác ở miền sơn cước, tháng nào bạn cũng phải về Hà Nội. Bài hát của Phú Quang (thơ Thảo Phương): “Nỗi nhớ mùa đông” vang lên trong căn phòng ở xứ núi bao lần vẫn không làm cô bớt đi nỗi nhớ quay quắt về nơi này. Vậy là lại xuôi tàu để gặp lại gió sông Hồng trong ngày nước cạn mùa đông...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục